DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đối tượng, nguyên tắc và hình thức hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng

Avatar

 

Đối tượng, nguyên tắc hỗ trợ và các hình thức hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

1. Đối tượng, nguyên tắc hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, đối tượng được hỗ trợ cải thiện nhà ở là những đối tượng sau:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;

- Thân nhân liệt sĩ.

Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 99, cụ thể gồm:

- Căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

- Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương, địa phương và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.

- Phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, theo quy định hiện hành, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ sẽ được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo nguyên tắc nêu trên.

2. Hình thức hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ

Việc hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ thông qua các hình thức sau theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Nghị định 131/2021/NĐ-CP:

- Tặng nhà: Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 100 Nghị định này;

- Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất) theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng theo quy định tại Điều 102 Nghị định này.

3. Quy định hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ

- Tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định điều kiện, nguyên tắc hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trong đó, những đối tượng sau được miễn tiền thuê nhà ở, bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

+ Các đối tượng thuộc diện được giảm tiền thuê nhà ở quy định tại khoản 3 Điều 100 Nghị định này hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa (có xác nhận của UBND cấp xã nơi có nhà ở thuê).

- Trường hợp được giảm 90% tiền thuê nhà ở, bao gồm: Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%.

- Trường hợp được giảm 80% tiền thuê nhà ở, bao gồm: Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%.

- Trường hợp được giảm 70% tiền thuê nhà ở, bao gồm:

+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 40%;

+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

+ Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến;

+ Thân nhân liệt sĩ.

- Trường hợp được giảm 65% tiền thuê nhà ở, bao gồm:

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến.

Như vậy, tùy thuộc vào từng đối tượng người có công với cách mạng mà mức hỗ trợ miễn hoặc giảm tiền thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước sẽ khác nhau.

  •  1273
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…