DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước là gì? Con cái có phải trả nợ thay cho cha mẹ hay không?

Avatar

 

Khi nói đến quy luật nhân quả thì ông bà ta thường có câu tục ngữ "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" - Vậy câu nói này có ý nghĩa gì? Ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước là gì?

Trước hết, theo nghĩa đen câu tục ngữ có nghĩa là khi một người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá mặn sẽ làm hại sức khỏe con cái, làm đứa con khát nước.

Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa bóng thì câu tục ngữ "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" sẽ có nghĩa là khi đời cha mẹ làm điều xấu xa, thất đức thì đời con cháu sẽ gặp phải điều không may mắn, cuộc sống khó khăn.

Câu tục ngữ như một lời nhắc nhở mọi người không nên làm những điều thất đức, những điều ác, điều xấu.

Nếu chúng ta làm những điều xấu xa, ác độc thì những điều xấu ấy sẽ ảnh hưởng đến chính chúng ta và con cháu chúng ta sau này.

Con cái có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha mẹ hay không?

Tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ của mình như sau:

- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.

Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Như vậy, theo quy định pháp luật vừa nêu thì con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha hoặc mẹ của mình.

Con cái nhận di sản thừa kế từ cha mẹ thì có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha mẹ của mình không?

Tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. 

Như vậy, trong trường hợp con cái đã nhận di sản thừa kế từ bố mẹ thì phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại, trong đó có bao gồm cả việc trả nợ thay cho cha me.

Con cái sẽ dùng chính tài sản mình nhận được từ phần di sản thừa kế để trả nợ trong phạm vi di sản mà cha, mẹ để lại. 

Tóm lại, câu tục ngữ "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" là câu nói dùng để nhắc nhở mọi người phải suy nghĩ thật kỹ trong từng việc mà mình làm.

Nếu hiện tại chúng ta làm những điều xấu xa thì con cháu chúng ta chính là những người phải hứng chịu hậu quả về sau.

  •  1272
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…