DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Doanh nghiệp tạm nghỉ vì ít việc thì trả tiền lương NLĐ ra sao?

Avatar

 
Hiện nay, do tác động của suy giảm kinh tế nên nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không ít từ các đơn hàng từ nước ngoài. Khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì người lao động (NLĐ) cũng là người gián tiếp chịu tác động do không có việc làm.
 
Để doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu lao động khi kinh tế ổn định trở lại và NLĐ cũng không bị mất việc hiện tại thì phương án tốt nhất làm thế nào? Mức lương sau khi trở lại làm việc quy định ra sao?
 
doanh-nghiep-tam-nghi-vi-it-viec-thi-tra-tien-luong-nld-ra-sao?
 
1. Hợp đồng lao động được tạm hoãn trong trường hợp nào?
 
Doanh nghiệp khi trong tình trạng dư dôi lao động mà không muốn chấm dứt hợp đồng thì có thể xem xét tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 nếu thuộc các trường hợp sau:
 
- NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
 
- NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
 
- NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
 
- Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
 
- NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
 
- NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
 
- NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
 
- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
 
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
 
Theo đó, NLĐ và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau để có thể tạm hoãn hợp đồng lao động để sau khi kết thúc thời gian tạm hoãn có thể trở lại thực hiện tiếp công việc đang làm.
 
2. Tiền lương trong thời gian ngừng việc trả ra sao?
 
Trong trường hợp doanh nghiệp tạm dừng công việc trong một khoản thời gian ngắn mà không thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động thì trả lương ngừng việc theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
 
Nếu do lỗi của doanh nghiệp thì NLĐ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
 
Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của doanh nghiệp hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
 
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
Trường hợp không thực hiện tạm hoãn hợp đồng mà doanh nghiệp muốn cho NLĐ tạm dừng làm việc lý do kinh tế thì cả 2 tự thỏa thuận về tiền lương theo quy định như trên.
 
3. Có trả lương cho NLĐ nghỉ việc riêng?
 
Doanh nghiệp có thể trả lương cho NLĐ khi nghỉ việc riêng theo căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
 
Trường hợp 1: Nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
 
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày.
 
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
 
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
 
Trường hợp 2: NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với doanh nghiệp khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
 
Trường hợp 3: Ngoài quy định tại trường hợp 1 và 2, NLĐ có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương.
 
Như vậy, tùy vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp tự đánh giá chính xác tác động suy thoái kinh tế mà doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường trở lại nếu không đến mức tạm hoãn hợp đồng thì doanh nghiệp tạm ngừng công việc nhưng phải đảm bảo mức lương tối thiểu trong 14 ngày đầu.
  •  599
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…