DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe và trừ điểm giấy phép lái xe

Avatar

 

Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe, đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo.

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa xây dựng hoàn thiện (tháng 4-2024), Ban soạn thảo tiếp tục đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe so với luật hiện hành cũng như đề xuất thêm về việc trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm.

(1) Thay đổi phân hạng lái xe    

Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.

Cụ thể, tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau: 

Hạng A1 cấp cho người lái xe máy phân khối đến 125 cc hoặc công suất động cơ điện đến 11 kw. Hạng A dành cho xe có phân khối lớn hơn A1. 

Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đã bổ sung ngưỡng phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện, khi thị trường xe điện Việt Nam và thế giới đang phát triển.

Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2.

Hạng A4 dành cho người lái máy kéo đến một tấn được đề xuất bỏ. Người khuyết tật lái ôtô số tự động có cơ cấu phù hợp, được cấp giấy phép hạng B.  

Đây là điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe so với quy định hiện hành. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật GTĐT) đang có hiệu lực, giấy phép lái môtô gồm các hạng A1, A2, A3. Trong đó, A1 cấp cho người lái xe 50-175cc; A2 từ 175cc (căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). 

Ngoài ra, Luật GTĐB năm 2008 chưa có quy định về phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện. 

Như vậy, theo dự thảo mới, hạng A sẽ thay thế hạng A2 hiện hành, đồng thời thay đổi ngưỡng phân khối với A1 từ 175cc xuống 125cc, hạng A4 được đề xuất bỏ. 

Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2.

Luật GTĐB năm 2008 quy định hạng B1 cấp cho tài xế lái ôtô đến 9 chỗ không hành nghề lái xe và B2 dành cho người hành nghề lái xe ( điểm b và điểm c khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Tại dự thảo mới, Bộ Công an gộp hai hạng B1 và B2 thành hạng B.

Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500-7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B.

GPLX hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơmoóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1. 

Theo điểm d khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008 chỉ có giấy phép lái xe hạng C (dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn) nay dự thảo đề xuất tách giấy phép lái xe hạng C thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn).

Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10-30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C.

Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2. 

 Theo dự thảo, dự kiến tách hạng D (lái ôtô từ 10 đến 30 chỗ) thành hạng D1 (8-16 chỗ) và D2 (16-29 chỗ). Hạng E cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi  sẽ được thay bằng hạng D, gồm cả xe giường nằm và xe buýt, đây là điểm mới so với điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008.

Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc

Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

 Thời hạn của giấy phép lái xe

 - Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn;

-  Giấy phép lái xe hạng  B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;

- Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

So với Luật GTĐB năm 2008 chỉ quy định chung các giấy phép lái xe hạng B, C, D là giấy phép lái xe có thời hạn thì tại dự thảo đã nêu rõ đối với giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm còn giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D có thời hạn 5 năm. 

(2) Đề xuất quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm 

Hiện nay số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao do ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông. 

Chính vì vậy, để người dân có hành vi đúng mực khi tham gia giao thông Bộ Công an đã đề xuất thêm quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm bên cạnh việc đề xuất thay đổi phân hạng lái xe.

Đây là điểm đề xuất mới, không nằm trong dự thảo ngay từ ban đầu, việc quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được Bộ Công An đề  xuất sau khi nhận ý kiến góp ý từ đại biểu Quốc hội.

Theo đề xuất, điểm sẽ được gán cho bằng lái xe, dự kiến mỗi người có 12 điểm/năm và nếu trong một năm mất hết điểm, người đó sẽ phải thi lại GPLX.

Trong trường hợp vi phạm nhiều lần, trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. 

Như vậy, đề xuất việc trừ điểm GPLX cũng sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe.

Tóm lại, việc thay đổi các phân hạng lái xe, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, bỏ hạng A4,... cũng như thêm điểm và trừ điểm giấy phép lái xe khi có hành vi vi phạm chỉ mới là đề xuất. Bộ Công an đang thu thập, lấy thêm ý kiến các cơ quan, hiệp hội để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc

Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

  •  1575
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…