Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (“Sổ hồng", "Sổ đỏ”) tại Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.
Sử dụng thống nhất một mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng, sổ đỏ)
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.
Dự thảo nêu rõ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng, sổ đỏ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất và tài sản khác gắn liền với đất.
Xem và tải Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính
Trong đó, Giấy chứng nhận gồm:
Một tờ có 02 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận), có kích thước 210 x 297 mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
Trang 1 của Giấy chứng nhận gồm các nội dung:
- Quốc hiệu;
- Quốc huy;
- Mã QR code;
- Tên "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất" in màu đỏ;
- Mục "1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất";
- Mục "2. Thông tin thửa đất";
- Mục "3. Thông tin tài sản gắn liền với đất";
- Mục "4. Ghi chú";
- Mục "5. Sơ đồ thửa đất";
- Địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận tại góc dưới cùng bên phải Trang 1 của Giấy chứng nhận;
- Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận.
Trang 2 của Giấy chứng nhận gồm các nội dung:
- Mục "6. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận:";
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Thửa đất có nhiều người cùng chung QSDĐ thì được ghi thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Dự thảo Thông tư có nêu rõ như sau:
(1) Trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất:
- Ghi trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 5;
- Tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
(2) Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật):
- Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.
- Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
(3) Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế:
- Cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó.
- Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Trên đây là một số nội dung nổi bật trong Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.
Xem và tải Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính