DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề nghị giao kết hợp đồng nhưng không thực hiện có phải bồi thường thiệt hại không?

Avatar

 

Trong thực tế, không ít trường hợp một bên đề nghị giao kết hợp đồng nhưng không thực hiện, gây thiệt hại cho bên kia. Vậy, bên đề nghị có phải bồi thường thiệt hại hay không?

 

(1) Đề nghị giao kết hợp đồng nhưng không thực hiện có phải bồi thường thiệt hại không?

Hoạt động giao kết hợp đồng là một phần thiết yếu trong nền kinh tế thị trường, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và đảm bảo sự an toàn, tin cậy cho các giao dịch.

Khoản 1 Điều 386 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định: 

“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”

Như vậy, tuy chưa giao kết hợp đồng, nhưng đã có một lời đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đưa ra lời đề nghị đó có trách nhiệm chịu sự ràng buộc lời về đề nghị của mình đối với bên được đề nghị.

Ví dụ: A và B muốn giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào thứ hai, do A chưa đủ tiền nên B đề nghị sẽ thực hiện việc chuyển nhượng vào thứ sáu để A có thời gian chuẩn bị tiền, A đồng ý và không ký hợp đồng đặt cọc. Vào thứ ba, B được C trả giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất cao hơn nên đã đồng ý chuyển nhượng cho C. Trong thời gian đó, A đã đi huy động vốn, mượn tiền ngân hàng, người quen và phát sinh lãi, tuy nhiên khi A đủ tiền thì B thông báo đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho C, nên A phải trả tiền lại cho những người cho vay, đóng tiền lãi và mất uy tín, khó vay tiền về sau.

Trong trường hợp này, khoản 2 Điều 386 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Như vậy, theo quy định trên, B phải bồi thường cho A vì A đã có thiệt hại phát sinh trong thời gian chờ ngày giao kết hợp đồng (tiền lãi, uy tín,...)

Tuy nhiên, nếu việc giao kết hợp đồng với bên thứ ba của bên đề nghị không gây thiệt hại cho bên được đề nghị thì bên đề nghị không phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Việc chứng minh có thiệt hại là trách nhiệm của bên được đề nghị.

(2) Trường hợp nào được thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng?

Theo quy định tại Điều 389 Bộ Luật Dân sự 2015, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

- Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị

- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 388 Bộ Luật Dân sự 2015, các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân

- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị

- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác

Như vậy, pháp luật cho phép bên đề nghị thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm bên được đề nghị nhận được lời đề nghị đó hoặc khi một sự kiện, điều kiện xảy ra mà bên đề nghị đã có thỏa thuận trước với bên được đề nghị về việc thay đổi, rút lại đề nghị khi có sự kiện, điều kiện đó phát sinh.

  •  281
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…