DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỘI PHẠM HỌC (UL)

Avatar

 

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ

1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC VIỆT NAM

Tội phạm học (TPH) là ngành khoa học xã hội – pháp lý nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện tình hình phạm tội, nhân thân người phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NC

2.1 Phương pháp luận:

- Là hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, phạm trù nhận thức cho phép chủ thể nghiên cứu tiếp cận, lý giải, đánh giá về những vấn đề mà TPH nghiên cứu.

- TPH Việt Nam sử dụng hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, quy luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận.

-  Chủ nghĩa duy vật biện chứng:

+ THTP tồn tại khách quan và có liên hệ, tác động qua lại với các hiện tượng XH khác (dựa vào nguyên lý mối liên hệ phổ biến)

+ THTP không bất biến, sự vận động, thay đổi của nó là quy luật khách quan (dựa vào nguyên lý về sự phát triển)

+ Mối quan hệ biện chứng giữa: THTP- loại TP- TP cụ thể; bản chất và cách thức biểu hiện của THTP; THTP với những hiện tượng làm phát sinh ra nó.(cặp phạm trù cái chung và cái riêng; cái đơn nhất…)

-          Chủ nghĩa duy vật lịch sử:

+ THTP xuất hiện, thay đổi, tiêu vong gắn với hoàn cảnh, sự kiện LS cụ thể

+ Nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn lợi ích trong Xh có giai cấp

+ THTP phản ánh điều kiện vật chất XH tương ứng với một hệ tư tưởng chính trị, pháp lí

-          Các phương pháp nghiên cứu của TPH:

-          Phương pháp nghiên cứu của TPH Việt Nam là hệ thống cách thức, biện pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và xử lí thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu.

2..1Phương pháp thống kê hình sự:

-          Là phương pháp thu thập thông tin TP bằng kỹ thuật và quy định về thống kê.

-          Trong chuyên môn TPH đối tượng thống kê chủ yếu là TP, người phạm tội, thiệt hại…(gọi chung là thống kê hình sự).

-          Adophe Quetelet- Andre Michen Guerry => tiên phong dùng phương pháp này => sự phụ thuộc giữa con số thống kê TP với với các nhân tố tự nhiên và xã hội => xã hội chứ không phải quyết định cá nhân của người phạm tội là nguyên nhân của hành vi PT.

2..2Phương pháp nghiên cứu chọn lọc:

-          Khái niệm:Là phương pháp nghiên cứu toàn bộ hiện tượng thông qua một bộ phận điển hình của nó. Đối tượng nghiên cứu rộng lớn và không phải luôn được thống kê.

-          Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, công sức. Phản ánh gần đúng sự thật.

-          Nhược điểm: Khả năng sai số cao nếu mẫu nghiên cứu với con số nhỏ và tính điển hình thấp.

2..3Các phương pháp nghiên cứu xã hội học:

-          Phương pháp phiếu điều tra

-          Phương pháp phỏng vấn

-          Phương pháp quan sát

-          Phương pháp thực nghiệm

-          Phương pháp chuyên gia

-          Phương pháp so sánh các nguồn tài liệu

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

-          Chức năng

-          Mô tả: sáng tỏ đặc điểm lượng- chất của THTP

-          Giải thích: sáng tỏ quy luật hình thành, thay đổi, phát triển của THTP, quy luật hình thành và vai trò của đặc điểm nhân thân NPT

-          Dự báo và phòng ngừa: xu hướng THTP tương lai => định hướng công tác phòng ngừa

-          Nhiệm vụ của TPH Việt Nam hiện nay:

-          Thu thập đầy đủ thông tin về THTP đã xảy ra

-          Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện THTP trong bối cảnh phát triển KTTT ở Việt nam

-          Dự báo và lập kế hoạch phòng chống TP nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống TP phù hợp thực tiễn

-          Nghiên cứu và đề xuất biện pháp giảm tỉ trọng loại tội đang phổ biến và nguy hiểm cao

-          Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và PLHS từ việc nghiên cứu TPH

 

  •  54138
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

4 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…