Dưới đây là nội dung giới thiệu đến các bạn đang có nhu cầu tìm tài liệu ôn thi công chức ngành tòa án bộ tài liệu "Đề cương ôn thi công chức ngành tòa án".
Bộ tài liệu bao gồm kiến thức các phần chính sau:
- Kiến thức về phần Luật cán bộ công chức:
I. Luật Cán bộ công chức
1. Nghĩa vụ, quyền lợi của CBCC:
NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
.....
- Kiến thức Luật tổ chức Tòa án nhân dân:
1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân:
Toà án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao động); những vụ án hành chính.
Toà án giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự; những yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu cầu về kinh doanh, thương mại; những yêu cầu về lao động); giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp.
.....
- Luật Tố tụng hình sự
- Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện và Tòa án quân sự (TAQS) khu vực (căn cứ vào khoản 1 Điều 170 BLTTHS);
- Xác định thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và TAQS quân khu cần căn cứ vào khoản 2 Điều 170 BLTTHS;
- Xác định tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cần căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS; mục 1 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP. Cần chú ý căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt để xác định đó là loại tội gì; cụ thể:
.....
Một số nhiệm vụ cụ thể của Thư ký Toà án trong quá trình thụ lý, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
2.1. Nhận hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát nhân dân
Khi kết thúc giai đoạn điều tra, hồ sơ của vụ án hình sự được các cơ quan điều tra hoàn tất và chuyển sang Viện kiểm sát. Qua nghiên cứu, Viện kiểm sát thấy rằng hành vi của các bị can là có tội, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố (Cáo trạng) và chuyển hồ sơ sang Toà án có thẩm quyền để xét xử theo trình tự sơ thẩm. Trường hợp Viện kiểm sát giao hồ sơ trực tiếp thì tuỳ từng nơi, việc tổ chức, bố trí, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ có khác nhau. Nhưng hầu hết các Toà án đều giao cho Thư ký trực tiếp nhận hồ sơ vụ án. Trường hợp hồ sơ vụ án gửi đến theo đường bưu điện thì Văn thư nhận và giao hồ sơ theo quy định chung về nhận công văn, giấy tờ (trong thực tế rất ít trường hợp giao hồ sơ qua đường bưu điện, chỉ có trường hợp chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền ở khác tỉnh và không tiện đi lại...). Khi thực hiện nhiệm vụ này, Thư ký Toà án cần chú ý và làm tốt các công việc sau đây:
2.1.1. Kiểm tra các bút lục có trong hồ sơ vụ án
....
Xem cụ thể tại file đính kèm:
Nguồn: Tuyển dụng công chức viên chức