DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đánh ghen: ranh giới giữa giữ chồng và tội phạm hình sự

Avatar

 

Vừa qua chắc mọi người đã cũng đã biết về vụ việc đánh ghen kinh hoàng theo kiểu tra tấn thời trung cổ ở Cà Mau của vợ một thượng úy. Màn đánh ghen bằng cách sát bột ớt nóng cháy vào khắp người nạn nhân, căt tóc, cho người đánh ghen phụ đấm đá, bắt trói rồi quay clip với 6 máy đã thủ sẵn từ trước tung lên mạng xã hội…

Có thể đứng ở vị trí của người vợ trong tình huống này vì quá bức xúc và mất bình tĩnh nên đã để sự việc đi quá xa nhưng gần đây có quá nhiều vụ việc xảy ra tương tự như thế này. Căn cứ vào tình tiết và tính chất nghiêm trọng của sự việc trên, chiều ngày 28-5, Công an huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã khởi tố hai bị can là Nguyễn Thị Diệu (34 tuổi, ngụ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau) - vợ thượng úy Nguyễn Văn Thi – người thực hiện hành vi đánh ghen kinh hoàng trên và bà Nguyễn Thị Huệ, 44 tuổi, dì ruột của Diệu – người đánh ghen phụ về tội Làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về mức hình phạt đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ một chống có thể bị phạt tù đến 3 năm.

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Tuy nhiên, “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...”(mục 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001).

Theo quy định của Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 vừa trích dẫn ở trên, chỉ những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ và hậu quả của việc kết hôn, chung sống như vợ chồng đó đã làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì mới có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Như vậy, không phải cứ đi ngoại tình rồi dẫn đến ly hôn là sẽ bị phạt tù. Chỉ phạt tù những người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc ngược lại, có hành vi “kết hôn” hoặc “chung sống như vợ chồng” với người khác và những hành vi này đã gây ra một trong các hậu quả quy định tại Điều 182 mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể vì kẽ hở này mà nhiều người đi ngoại tình chưa đến mức bị xử lý hình sự theo quy định nên các bà vợ mới bức xúc và muốn tự mình ra tay để “bảo vệ công lý” cho chính mình dẫn đến nhiều sự việc xảy ra đáng tiếc như trên. Thiết nghĩ, để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình và để các hành vi vi phạm chế độ này được xử lý nghiêm cần có những chế tài xử lý phù hợp tùy theo từng mức độ vi phạm. Các ông chồng một khi đã không còn muốn gắn bó với vợ, với gia đình của mình nữa hãy ly hôn rồi có người mới. Những người vợ muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình có nhiều cách chứ không chỉ riêng đánh ghen cho “ra ngô ra khoai” như sự việc trên để rồi gia đình chưa chắc đã giữ được mà bản thân lại vướn vào vòng lao lý.

  •  11233
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…