DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đăng hình cá nhân khi không được đồng ý thì xử phạt thế nào?

Avatar

 

Về quyền cá nhân đối với hình ảnh, Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, với hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân mà không có sự đồng ý của người khác, ngừoi có hình ảnh có thể khởi kiện ra Tòa án để buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại.

Hoặc với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có sự đồng ý có thể  bị xử phạt  theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí,  xuất bản.

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP  quy định:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Nếu việc sử dụng hình ảnh của ngừoi khác là nhằm xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ áp dụng điểm b khoản 4 Điều 8 của nghị định 159/2013/NĐ-CP, cụ thể:

“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.”

Như vậy, truớc khi đăng phát hình ảnh của nguời khác cần phải có sự cho phép của người đó để tránh vứong phải những vấn đề  pháp lý không đáng có.

 

  •  876
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…