Đó là phát biểu của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (Nguồn Dân trí). Nếu đây đúng là phát biểu của ông thì đó là “điều đáng buồn cho khoảng 90 triệu dân Việt Nam”. Cầu mong, có “sự nhầm” ở đây!
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương
1. Quyền im lặng
Trích nguyên từ báo: “Quyền im lặng khi có luật sư, luật pháp và công ước quốc tế quy định như thế. Còn quyền im lặng không là không đúng. Quy định đó rất hay nhưng chưa thể áp dụng được ở Việt Nam. Trong thực tế có người bị bắt nhầm, bắt oan phải để cho họ đươc nói là họ bị oan để cơ quan xác minh kịp thời trả tự do”.
Có lẽ, đại biểu Đương chưa hiểu rõ về ba chữ “Quyền im lặng”. Quyền im lặng ở đây phải được hiểu là “Quyền”, nghĩa là được sử dụng nó hoặc không (được im lặng hoặc được nói). Còn cách phát biểu của nghị Đương thì không phải là “Quyền” mà là “sự bắt buộc” (trong mọi trường hợp đều im lặng).
Ảnh chụp trên Dân trí
2. Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền
Trích nguyên từ báo: “Không phải cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Tôi nói là đúng như thế, vì thực tế những vụ việc Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như… mà lại nói không có tội là rất một chiều”.
Phải chăng nghị Đương đã quên hay chưa từng đọc điều 3 Luật luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012).
Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Quốc hội đã ghi nhận hoạt động nghề nghiệp của luật sư và quy định vào Luật như thế, vậy mà nghị Đương “phủ công” của luật sư.
Thật đáng buồn! Tôi chẳng dám bình luận gì thêm về vấn đề này (đơn giản vì tôi không phải là Luật sư).
Xin nhường lại những bình luận, đánh giá… cho quý bạn đọc (trong đó có các Luật sư).