DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã rút BHXH 01 lần có được tiếp tục tham gia?

Avatar

 
Bảo hiểm xã hội (BHXH) 01 lần là một hình thức hưởng trọn số tiền đã từng tham gia BHXH ở các đơn vị, cơ quan mà mình đã từng làm việc, qua đó có thể sử dụng số tiền này nhanh chóng và giải quyết một lần.
 
Trong trường hợp mà người tham gia BHXH đã rút BHXH 01 lần nhưng khi trở lại làm việc khác và muốn tiếp tục đóng BHXH thì có được hay không?
 
da-rut-bhxh-01-lan-thi-co-duoc-tiep-tuc-tham-gia
 
BHXH 01 lần là gì?
 
Có thể hiểu BHXH 1 lần là chế độ thanh toán một khoản tiền nhất định cho NLĐ đã tham gia đóng BHXH nhưng không tiếp tục tham gia đóng BHXH và không đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu.
 
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
 
Dựa theo quy định trên, trong một số trường hợp được quy định cụ thể thì những người tham gia BHXH khi có yêu cầu sẽ được giải quyết BHXH 1 lần.
 
Đối tượng nhận BHXH 01 lần
 
Để được rút BHXH 01 lần thì người được hưởng phải thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, NLĐ có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
 
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
 
- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
 
- Ra nước ngoài để định cư.
 
- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
 
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
 
- Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
 
Có được đóng BHXH lại khi đã rút BHXH 01 lần?
 
Đối tượng rút BHXH 01 lần phải là người thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng đủ điều kiện được quy định như trên. Bởi khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ:
 
NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
 
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
 
Kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
 
(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng - dưới 03 tháng.
 
Theo quy định này, chỉ những NLĐ đi làm mà có ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Lúc này, công ty mới có trách nhiệm đóng BHXH cho họ.
 
Theo đó, dù NLĐ đã rút BHXH 01 lần nhưng vẫn có thể đóng lại BHXH bắt buộc nếu thuộc trường hợp ký hợp đồng lao động theo quy định trên.
 
Trường hợp NLĐ rút BHXH 01 lần, sổ BHXH sẽ bị cơ quan BHXH thu hồi lại nhưng sẽ không xóa bỏ mã số BHXH của NLĐ đó trên cơ sở dữ liệu.
 
Ngoài ra, Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, việc khai thông tin tham gia BHXH không yêu cầu phải nộp lại sổ BHXH của NLĐ nên lúc này để làm thủ tục báo tăng và đóng BHXH cho NLĐ đã từng rút BHXH 01 lần thì doanh nghiệp chỉ cần nộp lại các giấy tờ có liên quan.
 
Như vậy, trường hợp người đã rút BHXH 01 lần khi tiếp tục tham gia BHXH ở đơn vị mới thì kê khai mã số BHXH (số sổ BHXH cũ đã cấp trước đó) vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho công ty mới để khi Công ty báo tăng, cơ quan BHXH sẽ cấp sổ BHXH mới theo mã số BHXH.
  •  13438
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…