DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã có mẫu huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Avatar

 

Nghị định 40/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024. Trong đó, đã quy định mẫu huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng này.

Đã có mẫu huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 40/2024/NĐ-CP, mẫu huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở như sau:

Mẫu số 01: Huy hiệu

- Huy hiệu bằng đồng vàng tấm liền một khối, có kích thước cao 42 mm, rộng 52 mm; 

- Giữa huy hiệu là biểu tượng hình lá chắn; 

- Phía trên nền huy hiệu ở giữa có hình thanh kiếm và ngôi sao năm cánh màu vàng nổi trên nền đỏ; 

- Hai bên màu xanh có hình bông lúa nổi màu vàng; 

- Phía dưới nền huy hiệu là hình nửa bánh xe và hình cuốn thư màu vàng, trên nền cuốn thư có chữ “BẢO VỆ ANTT” màu đỏ; 

- Bao quanh hai bên biểu tượng có cành tùng kép màu vàng.

Mẫu cụ thể:

Mẫu số 02: Phù hiệu

- Phù hiệu có hình lá chắn cao 90 mm, rộng 75 mm; 

- Phía trên nền phù hiệu có hàng chữ “BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ”

- Phía dưới nền phù hiệu có hình hai bông lúa xếp chéo cuống; 

- Nền phù hiệu màu xanh lục; 

- Chữ, đường viền phù hiệu và bông lúa màu vàng.

Mẫu cụ thể:

Mẫu số 03: Biển hiệu

- Hình chữ nhật, kích thước 7 cm x 9 cm; 

- Chất liệu bằng giấy cứng; nền màu vàng nhạt, in một mặt, xung quanh có khung màu đỏ nét 0,1 cm và cách mép ngoài của giấy 0,3 cm; 

- Các chữ trong biển hiệu màu đỏ, phông chữ Times New Roman; 

- Chữ “UBND” in hoa, cỡ chữ 11, in đậm, ghi tên Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự (trường hợp không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì chỉ ghi tên Ủy ban nhân dân huyện dòng đầu tiên); 

- Chữ “LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ” in hoa, in đậm, cỡ chữ 12, canh giữa; 

- Các chữ “Họ tên”, “Số hiệu”, “Thành viên” viết hoa chữ “H”, “S”, “T”, các chữ còn lại viết thường, cỡ chữ 10; 

- Chữ “Có giá trị đến” viết hoa chữ “C”, cỡ chữ 8; 

- Số hiệu trùng với số ghi trong giấy chứng nhận lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; 

- Thành viên ghi cụ thể là Tổ trưởng, Tổ phó hoặc Tổ viên. Ảnh màu đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã, chụp kiểu chân dung, phông màu xanh, mặc trang phục xuân hè, đội mũ mềm gắn huy hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Mẫu cụ thể:

Điều kiện, mức hưởng chế độ cho người chưa tham gia BHXH bị ốm đau khi thực hiện nhiệm vụ

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định điều kiện, mức hỗ trợ chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ như sau:

Điều kiện 

- Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

- Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ

- Bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương 

Thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Các trường hợp không được hỗ trợ:

- Không thuộc trường hợp quy định trên;

- Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;

- Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.

Mức hỗ trợ:

Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ chỉ được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện như trên. Về mức hỗ trợ cụ thể sẽ do HĐND cấp tỉnh nơi người đó công tác quyết định.

Điều kiện, mức hưởng chế độ cho người chưa tham gia BHXH bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định điều kiện, mức hưởng chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ như sau:

Điều kiện:

- Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ;

- Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ.

Các trường hợp không được hỗ trợ:

Tương tự đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, các trường hợp sau đây nếu bị tai nạn, chết sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp:

Các trường hợp không được hỗ trợ:

- Không thuộc các điều kiện theo quy định;

- Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

Mức hưởng:

- Trường hợp bị tai nạn: 

Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

- Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: 

Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ sẽ được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện trên. Mức hưởng sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể.

Theo đó, đối với các địa phương khác nhau sẽ có thể có mức hưởng khác nhau.

  •  1582
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…