DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công văn 277 về trang phục Luật sư có trái luật không?

Avatar

 

Liên quan đến vấn đề về trang phục của Luật sư tại phiên Tòa, nhà ngày gần đây có nhiều ý kiến trái chiều từ những người là các Luật sư, Luật gia, Thẩm phán… về quy định trang phục của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Tranh luận xảy ra ở nội dung của Công văn 277/LĐLSVN của LĐLSVN gửi cho Tòa án Nhân dân tối cao. Có ý kiến cho rằng nội dung Công văn 277 này trái trái với pháp luật, trái nguyên tắc Tố tụng và vi hiến. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng quy định này là hạn chế quyền hành nghề của LS và hạ thấp vị trí, vai trò của LS, biến LS thành chủ thể lệ thuộc; phải có người nhắc nhở, giám sát việc ăn mặc.

Vậy nội dung Công văn này có thật sự như những ý kiến trên không?

Thứ nhất, đầy là Công văn trao đổi, phối hợp hoạt động giữa LĐLSVN và Tòa án. Công văn này đề cập đến quy định đã được ban hành trước đó của LĐLSVN (Nghị quyết 12).

Chúng ta quay lại nội dung của quy định này được đề cập trong Nghị quyết 12, theo đó Luật sư khi tham dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định bao gồm Quần Âu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt xám có logo của LĐLSVN và huy hiệu của Liên đoàn bên ngực trái… Nếu như cho rằng Quy định này là trái với pháp luật, vi phạm quyền tự do của Công dân thì có bao nhiêu Tổ chức vi phạm? Bởi đa số những doanh nghiệp, tổ chức khác đang hoạt động đều có quy định về đồng phục của nhân viên khi đi làm… những nội quy này có vi Hiến không? Câu trả lời là không. Bản chất của Hiến pháp là quy định những quyền chung và cơ bản nhất, còn cụ thể vào từng trường hợp sẽ có những quy định đặc thù. Nếu quy định về trang phục của LĐLSVN là vi hiến thì Công an sẽ mặc quần áo như thế nào? Quân đội sẽ mặc như thế nào? Hải quan sẽ mặc như thế nào để không vi hiến?

Như vậy, cần phải hiểu rằng, khi đã tham gia vào bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào thì đương nhiên bạn phải chấp thuận với quy định riêng của cơ quan, tổ chức đó. Và ở đây LĐLSVN là tổ chức mà các Luật sư tham gia, đã tham gia thì thì đương nhiên phải chấp hành nội quy, bao gồm cả trang phục.

Vậy Công văn 277 có thật sự “ổn”?

Nói đi cũng phải nói lại, khi đọc nội dung Công văn 277, có điểm mà mình thấy không ổn. Trong Công văn có ghi nội dung rằng “chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.”

Điều này được hiểu là các Luật sư khi không mặc đúng quy định thì không được tham dự phiên Tòa.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015, không có quy định nào về việc Người bào chữa là Luật sư không mặc trang phục theo quy định thì không được bào chữa.

Căn cứ Điều 256 BLTTHS 2015 về nội quy phiên Tòa, cũng không có nội dung nào kể trên. Tương tự, BLTTDS, Luật TTHC cũng không có quy định nào như đã nêu.

Như vậy, có thể thấy trong các quy tắc tố tụng hình sự hiện hành, Tòa án không có quyền từ chối Luật sư bào chữa khi Luật sư đó không mặc trang phục theo LĐLSVN. Nếu Luật sư có vi phạm về trang phục thì đó thuộc thẩm quyền xử lý của LĐLSVN chứ không phải thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, nội dung của Công văn 277 cần được xem xét lại, cần điều chỉnh cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

 

  •  3265
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…