DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công bố danh sách nội dung “đã được xác thực” cho hoạt động quảng cáo trên mạng

Avatar

 

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT vừa đăng tải công khai trên website bản danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng (White List) sử dụng cho hoạt động quảng cáo.

White List là gì?

White List gồm các báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội được cấp giấy phép hoạt động và tiếp tục được mở rộng cho các website, tài khoản, kênh nội dung đăng ký thông tin để khuyến khích nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo trên những website này.

Việc xây dựng và công bố danh sách nội dung “đã được xác thực” - White List và nội dung “đen” (Black List) của Việt Nam là một trong những giải pháp của Bộ TT&TT nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet.

Cụ thể, trong lần đầu tiên được xây dựng và công bố, White List gồm danh sách đã được cấp phép của 301 báo, tạp chí điện tử; 1.381 trang thông tin điện tử tổng hợp và 953 mạng xã hội với đầy đủ thông tin về cơ quan cấp phép, số giấy phép, đơn vị được cấp phép, cơ quan chủ quản cũng như tên miền website. 

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể xem chi tiết White List trên trang có địa chỉ: http://abei.gov.vn của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

Trước đó, từ tháng 5/2022 đến cuối năm ngoái, Cục PTTH&TTĐT đã 3 lần công bố các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật để yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người quảng cáo nắm được và không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với những trang này. Tổng số website vi phạm pháp luật mà Bộ TT&TT đã công bố trong năm 2022 là 171 trang.

*Tham khảo một số quy định về Quảng cáo trên trang TTĐT vi phạm pháp luật

Quảng cáo trên trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật có trái luật?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 181/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP nêu rõ:

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người quảng cáo ở trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, quy định về an ninh mạng và quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Đồng thời, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, việc những người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo đã được cơ quan chức năng thông báo về việc các trang thông tin điện tử có vi phạm pháp luật mà vẫn tiến hành hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo thì là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

ThuVienPhapLuat.vn nằm trong danh sách White list

Mức xử phạt hành vi phát hành sản phẩm quảng cáo trên trang TTĐT vi phạm pháp luật là gì?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 13 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;

- Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;

- Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;

- Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.

Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021/NĐ-CP .

Theo đó, hành vi vi phạm về quảng cáo trên trang thông tin điện tử mà cụ thể là đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật có thể sẽ bị xử phạt với số tiền lên đến 20 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị buộc tháo gỡ quảng cáo như một biện pháp khắc phục hậu quả.

Lưu ý: Theo khoản 2,3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

  •  1147
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…