DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Con phát triển trí tuệ sớm, cha mẹ có quyền xin cho con học vượt lớp?

Avatar

 

Con có thành tích học tập khủng, vượt xa so các bạn cùng lớp, cha mẹ có quyền yêu cầu cho con học vượt lớp được không? Pháp luật quy định về điều kiện để được vượt lớp thế nào?

Vừa qua, dân mạng có dịp “mắt chữ A mồm chữ O” với thành tích khủng của cậu bé đến từ Đồng Tháp. Cụ thể, được nhiều người biết đến khi tham gia chương trình “Nhanh như chớp nhí” và hoàn thành xuất sắc 10 câu hỏi của ban tổ chức đưa ra. Khả năng tính toán siêu nhanh của em khiến người xem trầm trồ, thán phục.

Ngoài ra, mẹ cậu bé còn cho biết thêm về sức học vượt trội của cậu khi học vượt 2 lớp, từ lớp 1 lên thẳng lớp 3. Lý do được nêu ra là vì nhận thấy con mình học vượt trội; Tiếng Việt, tiếng Anh đều đọc được; các phép toán cộng, trừ, nhân, chia em cũng vượt trội hẳn học sinh lớp 1 và 2 nên gia đình đã gặp nhà trường xin làm hồ sơ học vượt lớp cho em.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cho con học vượt lớp?

Quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông 

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

-Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

...

Theo đó, cấp học của giáo dục phổ thông được quy định bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Độ tuổi học sẽ căn cứ vào các cấp học được quy định tại khoản 1 Điều 28 trên.

Có thể học vượt lớp không?

Căn cứ theo Luật Giáo dục 2019 tại khoản 3 Điều 83 quy định về Quyền của người học như sau: Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 28 quy định Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 bao gồm:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi học sinh có sự phát triển trí tuệ sớm thì có quyền yêu cầu với nhà trường về học vượt lớp.

Quy định học vượt lớp của học sinh tiểu học

Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường Tiểu học quy định về Quyền của học sinh Tiểu học trong đó nêu rõ:

Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cha mẹ của học sinh có quyền đề nghị với nhà trường về việc cho con học vượt lớp nếu trường hợp con có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ. Lưu ý, học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

  •  337
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…