Nhiều tình huống thực tế xảy ra khiến cho người trong cuộc dở khóc dở cười, nhưng thực tế, nếu không vi phạm điều cấm của luật thì chúng ta vẫn được thực hiện thôi.
Đơn cử như có trường hợp vợ chồng chị nọ bị hiếm muộn nhiều năm, tình cờ sáng một hôm đi tập thể dục và nhặt được đứa trẻ bị bỏ rơi, nên đem về nuôi.
Mãi thời gian sau khi nuôi đứa trẻ đấy, vợ chồng chị nọ mới hạ sinh được đứa con đầu lòng.
Nuôi con nuôi lẫn con đẻ trong nhà, xem chúng nó đều là con, thấy chúng nó thương nhau cũng mừng.
Nhưng sau lớn lên, lại nảy sinh tình cảm trai gái, và có ý định kết hôn.
Một số gia đình không cho phép dù cả 2 đã đủ tuổi trưởng thành, nhưng nghĩ lại tại sao không được phép khi pháp luật không hề cấm.
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Chú thích các trường hợp cấm kết hôn là: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; |
Như vậy, chỉ cần con đẻ và con nuôi đáp ứng điều kiện trên thì vẫn được phép kết hôn.