DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Con mới sinh nhưng đã cho người khác nhận nuôi thì chồng có quyền đơn phương ly hôn?

Avatar

 

Đặt trường hợp người vợ sau khi sinh con xong nhưng do hoàn cảnh gia đình nên 02 vợ chồng đã gửi con cho người khác nhận nuôi. Vậy trường hợp này người chồng có được phép ly hôn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Pháp luật hiện hành về ly hôn

Trước tiên, căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn như sau:

“14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo đó, tương tự như kết hôn thì ly hôn là quyền của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014 có quy định về một số trường hợp mà người chồng không được quyền đơn phương ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, như đã có nêu trên, gia đình này đã gửi con cho người khác nhận nuôi.

Vậy trong trường hợp này, người chồng có quyền đơn phương ly hôn không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP mới được Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành ngày 16/5/2024 vừa qua có hướng dẫn về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Sinh con” được quy định tại điều luật này là thuộc một trong những trường hợp gồm:

- Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi.

- Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con.

- Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.

Từ hướng dẫn nêu trên, có thể thấy, mặc dù trong trường hợp này, cả hai người vợ chồng đã đồng thuận làm thủ tục cho người khác nhận con mới sinh của mình nhưng tại đây người vợ vẫn đang được xác định là trong thời gian sinh con. Theo đó, người chồng trong trường hợp này sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để ly hôn đơn phương.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP còn có nhiều hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình khác như ly hôn theo yêu cầu của một bên, hạn chế phân chia di sản của vợ, chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết,...Đáng chú ý, trong số đó, có hướng dẫn về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn như sau:

Khi xem xét về “quyền lợi về mọi mặt của con” theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì phải đánh giá khách quan, toàn diện dựa theo các tiêu chí như sau:

- Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột.

- Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi.

- Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ.

- Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con.

- Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con.

- Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con.

- Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

Như vậy, khi xem xét về “quyền lợi về mọi mặt của con” để giải quyết việc nuôi con khi ly hôn thì áp dụng những tiêu chí như đã nêu trên để xác định.

Xem chi tiết tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.

 
  •  185
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…