DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có phải thông báo với cha mẹ khi tạm giữ người chưa thành niên theo TTHC không?

Avatar

 

Khi người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có phải thông báo cho cha mẹ của họ biết không? Nếu có, phải thông báo trong thời gian bao lâu?

Trường hợp nào được tạm giữ người chưa thành niên theo TTHC?

Theo Khoản 1 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 102 Luật Hải quan 2014 quy định:

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

Theo đó, Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP hướng dẫn rõ việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, chỉ trong các trường hợp quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Đồng thời tất cả trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải ra quyết định bằng văn bản và giao cho người bị tạm giữ 1 bản.

Có phải thông báo với cha mẹ khi tạm giữ người chưa thành niên theo TTHC không?

Theo Khoản 4 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

Như vậy, chỉ khi tạm giữ người chưa thành niên theo thủ tục hành chính trên 06 giờ hoặc khi họ vi phạm vào ban đêm thì mới phải thông báo ngày cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên. Ngoài ra các trường hợp khác sẽ thông báo khi người chưa thành niên có yêu cầu.

Được tạm giữ người chưa thành niên theo TTHC trong bao lâu?

Theo Khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.

Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

Như vậy, đối với người chưa thành niên cũng được áp dụng quy định này, tức là sẽ không tạm giữ quá 12 giờ hoặc trong trường hợp cần thiết thì không quá 24h hoặc các trường hợp khác như xác định tình trạng nghiệm ma tuý hay bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì sẽ có thời gian theo quy định như trên.

  •  350
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…