DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có nên bỏ quy định: Người gây TNGT có quyền bỏ trốn

Avatar

 

Theo điểm c khoản 2 điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 hành vi gây TNGT rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm.

Nghị định 71/2012/NĐ-CP xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô nếu gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Quy định trên tại Bộ luật Hình sự và Nghị định 71 đã thống nhất với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường bộ cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì lý do đe dọa tính mạng nhưng phải trình báo ngay đối với cơ quan công an nơi gần nhất.

Có thể suy đoán, Luật cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì sợ người nhà nạn nhân, người dân bức xúc trước hành vi gây tai nạn, không kiềm chế được tức giận … nên có hành vi nguy hiểm đối với tính mạng người gây TNGT.

Rõ ràng ý nghĩa của quy định “bỏ trốn” rất hay nhưng chính sự hay đó đã vô hiệu hóa điều hay khác. Dường như mọi trường hợp gây TNGT đều có thể bỏ trốn và viện dẫn điểm b khoản 1 điều 38; khi ấy nghĩa vụ cấp cứu người bị nạn bị phai mờ, và né vi phạm.

Ví dụ: người điều khiển phương tiện trong điều kiện nồng đồ cồn vượt mức quy định gây TNGT rồi bỏ trốn một khoảng thời gian sau đủ để nồng độ cồn giảm thì đến trình báo công an. Như vậy, việc đo nồng độ cồn trong trường hợp này không còn chính xác và vô hình chung người gây TNGT né được hành vi vi phạm điều khiển phương tiện gây TNGT nghiêm trọng khi sử dụng nồng độ độ cồn quá mức cho phép.

Bộ Luật Hình sự 1999

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

------------------------------------------------------------------------------

Nghị định 71

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

------------------------------------------------------------------------------

Luật Giao thông đường bộ

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

  •  19537
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…