DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có ít nhất 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á vào cuối 2025

Avatar

 

Ngày 01/10/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 445/TB-VPCP kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cụ thể như sau.

Trước đó, vào ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, sau khi nghe báo cáo của NHNN, ý kiến của các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:

(1) 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá

Cụ thể, Thủ tướng đánh giá cao vai trò cũng như đóng góp của các NHTMCP, đồng thời tin tưởng rằng trong thời gian tới các NHTMCP sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực, phát huy tốt vai trò của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hệ thống ngân hàng, trong đó có các NHTMCP còn những khó khăn, hạn chế như sau:

-  Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng.

- Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp.

- Thị trường bất động sản chậm phục hồi.

- Áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả.

- Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp.

- Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp…

Theo đó, Thông báo 445/TB-VPCP quán triệt và yêu cầu thực hiện phương châm như sau:

- “6 tăng”: Bao gồm: 

+ Tăng năng lực của các tổ chức tín dụng, trong đó có các NHTMCP.

+ Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới.

+ Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng.

+ Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, thị trường tài chính.

+ Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và cương quyết chống tín dụng đen, sở hữu chéo.

+ Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống ngân hàng. 

- “6 giảm”: Bao gồm: 

+ Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

+ Giảm chi phí giao dịch, hoạt động.

+ Giảm thủ tục hành chính.

+ Giảm phiền hà, sách nhiễu, 3 tư vấn tiêu cực.

+ Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, sân sau.

+ Giảm nợ xấu. 

- “6 tăng tốc, bứt phá”: Bao gồm: 

+ Tăng tốc, bứt phá về số hóa.

+ Tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ.

+ Tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng.

+ Tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng.

+ Tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.

+ Tăng tốc, bứt phá về vươn ra thị trường quốc tế.

(2) Tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Cụ thể, tại Thông báo 445/TB-VPCP giao NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện những nội dung sau đây:

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội.

- Triển khai ngay các nhiệm vụ sau để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ: 

+ Khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của bão số 3 để kịp thời, chủ động tỉnh toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ theo quy định.

+ Phối hợp với UBND các địa phương trong việc thực hiện các giải pháp để hỗ trợ người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại.

+ Xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong tháng 9/2024 đối với kiến nghị của các NHTMCP tại cuộc họp về việc sửa đổi, ban hành quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng.

- Tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, quyết liệt phương án cơ cấu lại gần với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 đã đề ra; tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, điều hành hợp lý, hiệu quả hạn mức tăng trưởng tín dụng minh bạch, hiệu quả đối với các TCTD.

Chủ động rà soát các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, vướng ở cấp nào thì tháo gỡ ngay ở cấp đó.

- Phối hợp với Bộ Xây dựng và chỉ đạo, hướng dẫn các NHTMCP kịp thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. 

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để kết hợp đồng bộ, hải hòa, hợp lý, hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. 

- Nghiên cứu ý kiến, rà soát, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14.

(3) Có ít nhất 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á vào cuối 2025

Cụ thể, đối với các NHTMCP, tại Thông báo 445/TB-VPCP yêu cầu thực hiện tốt các nhiệm vụ tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cần có khát vọng, niềm tin và tự tin phát triển. 

Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam có ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng thương mại năm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á. 

- Chủ động rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan nằm bắt đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng vay vốn để tổng hợp thiệt hại của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 nhằm kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tích cực tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội với tinh thần “tình dân tộc, nghĩa đồng bào", 

- Chủ động thực hiện theo thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về việc triển khai Chương trình tín dụng 140.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. 

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng; nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng. 

- Triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Trong đó: 

+ Các NHTMCP có quy mô vốn điều lệ hoặc tỷ lệ an toàn vốn chưa đạt mục tiêu tại Đề án 689 phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng vốn phù hợp.

+ Các NHTMCP chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán tích cực xây dựng, thực hiện kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, Tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, tiếp tục phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 

- Tăng cường thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. Chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ, của TCTD đến công chúng.

Xem chi tiết tại Thông báo 445/TB-VPCP ngày 01/10/2024.

  •  97
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…