DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được cắt điện, nước khi xử phạt hành chính không?

Avatar

 

Có được cắt điện, nước khi xử phạt vi phạm hành chính không?  Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý hành chính cần phải tuân thủ những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

(1) Có được cắt điện nước khi xử phạt hành chính không?

Căn cứ Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính, cụ thể:

- Tạm giữ người.

- Áp giải người vi phạm.

- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Khám người.

- Khám phương tiện vận tải, đồ vật.

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

- Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Từ quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành chỉ có 09 biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như đã nêu trên chứ không có quy định cho phép cơ quan chức năng có quyền cắt điện, nước khi xử phạt vi phạm hành chính.

(2) Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ những gì?

Căn cứ Điều 120 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định từ Điều 120 đến Điều 132 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định.

- Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

- Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc như đã nêu trên.

(3) Bên bán được phép cắt điện trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định về những trường hợp mà bên bán điện được phép cắt điện như sau:

- Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 Luật Điện lực 2004.

- Bên mua điện có hành vi vi phạm, bao gồm:

+ Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

+ Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

+ Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

+ Trộm cắp điện.

+ Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện lực 2004.

+ Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật điện lực 2004, Luật xây dựng 2014, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo đó, hiện nay, bên bán sẽ được phép cắt điện nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên.

  •  105
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…