DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Avatar

 

Ngày 29/01/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 về Quy chế công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó quy định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

(1) Quy định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Theo Điều 8 Quyết định 246/QĐ-BTNMT quy định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, như sau:

- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:

+ Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì soạn thảo);

+ Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Trình tự thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì đề xuất soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật báo cáo và xin ý kiến của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực về các văn bản quy phạm pháp luật dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm kế tiếp;

+ Đơn vị chủ trì xây dựng hồ sơ đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều này và đăng ký Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực, gửi về Vụ Pháp chế;

+ Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ hàng năm, gửi xin ý kiến của Ban cán sự đảng Bộ và trình Bộ trưởng ký ban hành sau khi có ý kiến của Ban cán sự đảng Bộ.

Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức họp lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan trước khi trình Ban cán sự đảng Bộ, Bộ trưởng.

- Hồ sơ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:

+ Văn bản đề xuất của đơn vị (nêu rõ căn cứ pháp lý, sự cần thiết ban hành; tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục tiêu, nội dung chính của văn bản; tính khả thi và dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành; thời gian trình các cấp có thẩm quyền);

+ Đề cương chi tiết dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

+ Tài liệu khác (nếu có).

- Đối với trường hợp phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế chỉ tổng hợp vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ những văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

(2) Quy định đề xuất và lập danh mục văn bản quy định chi tiết

Theo Điều 10 Quyết định 246/QĐ-BTNMT quy định đề xuất và lập danh mục văn bản quy định chi tiết, như sau:

-  Đơn vị chủ trì có trách nhiệm:

+ Đề xuất danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết, điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết; dự kiến tên văn bản quy định chi tiết, đơn vị chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, thời hạn trình ban hành (văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết);

+ Đề xuất danh mục văn bản quy định chi tiết do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó nêu rõ: tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn bản, dự kiến thời gian ban hành;

+ Tập hợp các nội dung luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước giao cho chính quyền địa phương quy định chi tiết.

- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổng hợp danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại khoản 1 Điều này, báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách ký văn bản gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thông qua; trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ký ban hành; đồng thời, gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, theo dõi.

Như vậy chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Điều 8, 10 Quyết định 246/QĐ-BTNMT có hiệu lực ngày 29/01/2024.

  •  73
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…