DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chứng cứ trước Tòa án phải bắt buộc lập Vi bằng?

Avatar

 

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều này cũng quy định giá trị pháp lý của vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Theo đó, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Bên canh đó, tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

“1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

Như vậy, vi bằng chỉ là 1 trong các nguồn của chứng cứ do đó, không nhất thiết những Hợp đồng ký giấy, tin nhắn facebook, Email, status đăng lên facebook, zalo để được coi là những chứng cứ hợp lệ và có giá trị pháp lý trước Tòa án phải bắt buộc lập Vi bằng.

Ví dụ như hợp đồng cho vay, được ý kết giữa các bên, hợp đồng này không bắt buộc phải có công chứng, cũng không bắt buộc khi ký hợp đồng phải lập vi bằng nhưng khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng này vẫn là chứng cứ hợp lệ và có giá trị pháp lý trước Tòa án chứng minh có quan hệ vay mượn.

 

  •  547
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…