DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chính sách Lao động – tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2014

Avatar

 

Trong tháng 3 này, nhiều chính sách mới về Lao động – tiền lương chính thức có hiệu lực. Cụ thể như sau:

1/ Điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 2014

So với mức điều chỉnh lương cũ năm 2013 thì mức điều chỉnh năm 2014 đã thay đổi như sau:

- Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của các năm từ trước 1995 tới 2012 tăng thêm từ 0,07 đến 0,25 so với quy định cũ, năm 2013 và 2014 hệ số tính không thay đổi.

- Mức điều chỉnh thu nhập hàng tháng đã đóng BHXH của các năm 2008 đến 2012 tăng từ 0,07 đến 0,1 so với quy định cũ.

Nội dung này được đề cập tại thông tư 02/2014/TT-BLĐTBXH và có hiệu lực từ 01/03/2014.

2/ Hướng dẫn cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động

Ngày 08/01/2014, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH quy định thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (GP), chế độ báo cáo việc cho thuê lại lao động.

Theo đó, GP hết thời hạn đã được gia hạn 2 lần mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động (DN) muốn tiếp tục hoạt động thì tiến hành các thủ tục đề nghị cấp mới GP.

Trường hợp gia hạn GP hoặc đề nghị cấp mới GP, DN phải gửi Hồ sơ trước 90 ngày làm việc tính từ thời điểm hết hiệu lực của GP.

Đối với trường hợp đề nghị cấp lại GP do bị cháy, bị mất, thì DN phải gửi kèm Hồ sơ Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc bị mất, bị cháy GP đó.

Khi đề nghị cấp lại GP bị hư hỏng, DN phải gửi bản sao GP bị hư hỏng kèm theo Hồ sơ đề nghị cấp lại cho Sở LĐTB&XH để đề nghị thẩm định và nộp lại GP cho Bộ LĐTB&XH.

Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2014, hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP.

3/ Ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề du lịch

Ngày 05/03/2014, Thông tư 01/2014/TT-BVHTTDL về ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề du lịch chính thức có hiệu lực.

Theo đó, Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch, gồm:

- Dịch vụ Nhà hàng;

- Kỹ thuật chế biến món ăn;

- Quản trị Khách sạn;

- Quản trị Khu Resort;

- Quản trị Dịch vụ giải trí, thể thao;

- Hướng dẫn du lịch;

- Quản trị Lữ hành;

- Quản trị du lịch MICE.

4/ Hướng dẫn cấp phép sử dụng lao động nước ngoài

Từ 10/03/2014, Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 102/2013/NĐ-CP về vị trí công việc được sử dụng và cấp giấy phép cho lao động là công dân nước ngoài (LĐNN) chính thức có hiệu lực. Theo đó:

- Việc nộp báo cáo nhu cầu sử dụng LĐNN phải được nộp trước ít nhất 30 ngày tại Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội (riêng với nhà thầu thì trước ít nhất 01 tháng tới Chủ tịch UBND tỉnh);

- Khi sử dụng LĐNN không thuộc diện cấp giấp phép lao động, người sử dụng LĐ phải gửi văn bản đề nghị xác nhận (theo Mẫu số 10 tại Thông tư này) đến Sở LĐ-TB-XH;

- Ngoài ra Thông tư hướng dẫn cụ thể về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động và các mẫu giấy tờ đính kèm Phụ lục.

Thông tư này thay thế Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH.

5/ Hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm

Ngày 15/03/2014, Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc làm bắt đầu có hiệu lực, theo đó có một số điểm đáng chú ý sau:

- Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.

Quỹ này chỉ được sử dụng cho các hoạt động cho vay ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để hạn chế người lao động mất việc; hỗ trợ tổ chức dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động.

- Chi phí tuyển dụng lao động được hoạch toán vào chi phí sản xuất bao gồm: thông báo tuyển; tiếp nhận quản lý hồ sơ; tổ chức thi và thông báo kết quả.

Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm; chương trình việc làm địa phương; tuyển và quản lý lao động…

Nghị định này thay thế Nghị định 39/2003/NĐ-CP.

6/ Được đóng bảo hiểm xã hội bổ sung để tính hưởng hưu trí

Từ ngày 26/3/2014, đối tượng hưởng sinh hoạt phí trong CAND giai đoạn từ 1/1/1995 – 31/12/2006 sau đó chuyển thành người hưởng lương sẽ được đóng BHXH bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đối tượng cụ thể bao gồm:

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong CAND;

- Học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí học tại trường CAND hoặc ngoài trường

Mức đóng bổ sung/năm = số đối tượng x lương tối thiểu chung từng giai đoạn x tỷ lệ đóng x số tháng đóng.

Trong đó, tỷ lệ đóng bổ sung bằng 14% mức lương tối thiểu chung/người/tháng

Chế độ hưởng được áp dụng khi họ vẫn tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, hoặc đã thôi công tác nhưng được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Tuy nhiên chế độ này không áp dụng với đối tượng đã được giải quyết trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.

Nội dung trên được quy định trong Quyết định 13/2014/QĐ-TTg.

  •  7029
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…