DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chi tiết tính hợp pháp của di chúc theo BLDS 2015

Avatar

 

Pháp luật về thừa kế là phần mà mình thấy đa số các bạn sinh viên Luật có vẻ là thích học nhất, các phần bài tập chia thừa kê cũng là những bài tập thú vị nhất trong phân môn pháp luật về dân sự. Thực thê sau khi đi làm cũng vậy, đặc biệt là những bạn có định hướng theo nghề Công chứng thì khỏi phải bàn, việc công chứng các bản thỏa thuận tài sản, công chứng di chúc… là việc thừa xuyên phải tiếp cận. Thông qua bài viết này, mình sẽ điểm lại các quy định pháp luật về di chúc để các bạn tiện theo dõi cũng như tiện ôn lại kiến thức phần này luôn.

Di chúc theo quy định hiện hành có 02 hình thức, là chi chúc miệng và di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng văn bản thì có 04 trường hợp:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có công chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng là di chúc được xác lập khi tính mạng của một người bị cái chết đe dọa, không thể lập di chúc bằng văn bản.

Tính hợp pháp của di chúc (bao gồm bằng miệng và văn bản) được xác định như sau:

 sau:

 

 

Điều kiện

Tính hợp pháp

 

 

 

Không

Người lập di chúc

Không mẫn sáng suốt

 

Di chúc hợp pháp

Di chúc không hợp pháp

 

Không bị lừa dối

Không bị đe dọa

Không bị cưỡng ép

Từ đủ 15 tuổi đến dưới  18 tuổi

Phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

 

Người bị hạn chế về thể chất

Phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực

Người không biết chữ

Nội dung của di chúc

Vi phạm điều cấm

 

Di chúc không hợp pháp

Trái với đạo đức xã hội

Trái với quy định của pháp luật

 

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015

 

  •  3898
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…