DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chi phí khám giám định lần đầu cho người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về do ai trả?

Avatar

 

Giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu là gì? Trường hợp không may gặp tai nạn trên đường về cần khám giám định thì ai sẽ là người chi trả? Xin hưởng chế độ ốm đau cần chuẩn bị gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

(1) Giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 52/2016/TT-BYT (hiện đã hết hiệu lực) thì giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu được hiểu như sau:

“Khám giám định lần đầu là lần đầu thực hiện khám giám định cho đối tượng, không phân biệt nội dung yêu cầu giám định, kể cả những đối tượng đã khám xác định mức độ khuyết tật ở Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp Xã hoặc đã khám sức khỏe ở Hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự mà đối tượng hoặc tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan không đồng ý với kết quả khám đó.”

Như vậy, để dễ hiểu thì khám giám định mức suy giảm lần đầu là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp, mà chưa được giám định lần nào ở loại hình giám định đó.

(2) Chi phí khám giám định lần đầu cho người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về do ai trả?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định về tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng như sau:

“Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.”

Có thể thấy, theo quy định tại Điều này thì việc người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về nhà hoặc ngược lại tại địa điểm và thời gian hợp lý thì được coi như tai nạn lao động. Vì lẽ đó, người sử dụng lao động sẽ là người phải chi trả chi phí cho việc khám giám định nêu trên theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Tuy nhiên, Nghị định 45/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực vào ngày 01/07/2016 và thay vào đó là Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Nghị định này đã loại bỏ quy định tai nạn được xem như tai nạn lao động.

Vì lẽ đó, việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu của người lao động giờ đây sẽ do cơ quan BHXH chi trả nếu người lao động thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn không phải tai nạn lao động.

- Điều trị thương tật, bệnh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc.

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, khi thỏa mãn các điều kiện nói trên, người lao động sẽ được cơ quan BHXH đang đóng chi trả cho việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu.

(3) Xin hưởng chế độ ốm đau cần những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Quyết định 166/QĐ-BHXH có quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện. Trường hợp điều trị ngoại trú thì người lao động cần phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. 

- Trường hợp khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định nêu trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Xem và tải về Danh sách do người sử dụng lao động lập tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/16/danh-sach-nguoi-su-dung-lao-dong-lap.doc

Để tổng kết lại, trường hợp người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về thì sẽ được cơ quan BHXH đang đóng chi trả cho chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu khi người lao động đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định.

  •  225
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…