DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm có giống nhau?

Avatar

 
Trong quá trình thực hiện công tác điều tra, truy tố và xét xử không ít các vụ án có tính chất phức tạp liên quan đến tình tiết che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm. Điều này là quá trình tố tụng trở nên khó khăn và kéo dài, vậy 02 hành vi phạm tội trên có giống nhau hay không?
 
che-giau-toi-pham-va-khong-to-giac-toi-pham-co-giong-nhau?
 
1. Tội che giấu tội phạm quy định ra sao?
 
Căn cứ Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định che giấu tội phạm như sau:
 
Theo đó, người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết người tội phạm và có những hành vi thực hiện sau thì được xem là che giấu tội phạm:
 
- Trực tiếp hoặc nhờ người che giấu người phạm tội.
 
- Bên cạnh che giấu tội phạm, nếu người này có hành vi che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm cũng phạm tội này.
 
- Ngoài ra, còn có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
 
Đặc biệt, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015.
 
* Định khung hình phạt đối với tội che giấu tội phạm:
 
 Căn cứ khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) thì người nào không hứa hẹn trước mà che giấu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
 
2. Tội không tố giác tội phạm quy định ra sao?
 
Theo Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 giải thích hành vi không tố giác tội phạm như sau:
 
Khác với che giấu tội phạm khi chủ thể của che giấu tội phạm không hề biết trước hành vi phạm tội của tội phạm thì đối với tội không tố giác tội phạm thì người này biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.
 
Những người không phải chịu trách nhiệm đối với tội không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
 
Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
 
* Định khung hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm
 
Căn cứ Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) thì người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị hoặc đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
 
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
 
3. Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm
 
Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm đều là hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm có những điểm khác biệt sau:
 
Che giấu tội phạm trong nhận thức của người thực hiện hành vi là không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội còn không tố giác tội phạm là biết rõ hành vi phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra nhưng vẫn không báo với cơ quan có thẩm quyền.
 
Thời điểm của hành vi che giấu tội phạm là sau khi tội phạm đã thực hiện xong, còn với hành vi không tố giác tội phạm là trong mọi thời điểm khi hành vi phạm tội đang diễn ra.
 
Hành vi của việc che giấu tội phạm thường là che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Còn không tố giác tội phạm không là báo với cơ quan có thẩm quyền tội phạm đã, đang và sẽ xảy ra.
  •  1227
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…