Năm 1979 ông T đi bộ đội và xuất ngũ về địa phương năm 1982.Sau đó ông T về làm cán bộ giữ chức cán bộ địa chính xã từ đó đến năm 1990 thì do hoàn cảnh gia đình ông T xin nghỉ việc (ông T không bị kỷ luật trong thời gian làm việc tại xã ).Từ đó đến nay ông T chưa được nhận bất cứ một chế độ gì của xã và chính phủ. Vậy xin hỏi theo chủ trương nhà nước thì ông T có được chế độ gì không ?và có được tính là thời gian làm việc cho xã là số năm được đóng BHXH không?
Về vấn đề chế độ đối với NLĐ (công chức) như anh nêu thì hiện nay không có văn bản hướng dẫn chi tiết, mà để thực hiện việc xác định chế độ trong trường hợp này sẽ phải cần căn cứ đế hồ sơ gốc của NLĐ. Theo đó, trong vấn đề này, ban cho rằng anh nên kiểm tra lại đầy đủ các văn bản, hồ sơ gốc của NLĐ này gửi đến Sở?Bộ LĐTBXH để đề nghị cho ý kiến xác định chính xác (làm căn cứ chi trả).
Còn về mặt văn bản thì trước đây, Bộ LĐTBXH có ban hành 1 công văn sau hướng dẫn về việc này:
Công văn 2570/LĐTBXH-BHXH thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ việc trước năm 1995 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
1. Người lao động có thời gian công tác liên tục trong khu vực nhà nước, nghỉ việc đúng pháp luật trước năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc thì thời gian công tác liên tục được xem xét để tính là thời gian công tác hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian công tác nói chung không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Mà theo Điểm c, Khoản 12, Thông tư 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội Vụ thì:
12. Thời gian nghỉ việc do yêu cầu của tổ chức, nghỉ việc vì mất sức lao động, thời gian đi an dưỡng, thời gian ở trại thương binh
a. Do đặc điểm tình hình của nước ta, có những trường hợp do yêu cầu tổ chức, công nhân, viên chức được cơ quan, xí nghiệp cho thôi việc vì giản chính, giảm nhẹ biên chế, kiện toàn tổ chức và quân nhân tình nguyện được phục viên hoặc giải ngũ, sau được tuyển dụng trở lại làm việc ở cơ quan, xí nghiệp, nếu trong thời gian nghỉ việc vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì được cộng thời gian đã công tác trước khi nghỉ việc với thời gian trở lại công tác sau này để tính là thời gian công tác liên tục (trừ thời gian nghỉ việc không tính).
b. Trường hợp công nhân, viên chức đã nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động, cán bộ miền Nam tập kết đã đi an dưỡng, điều dưỡng hưởng chế độ trợ cấp theo chỉ thị số 1000-TTg ngày 5-8-1956 của Thủ tướng Chính phủ, thương binh về xã tự túc hay ở Trại thương binh sau khi trở lại làm việc ở cơ quan, xí nghiệp cũng được cộng thời gian đã công tác trước khi nghỉ việc với thời gian trở lại công tác sau này để tính là thời gian công tác liên tục (trừ thời gian nghỉ việc ở trại an dưỡng, điều dưỡng, Trại thương binh về xã tự túc thì không tính).
c. Còn những trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàn cảnh riêng, sau được trở lại làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc giải ngũ không được tính là thời gian công tác liên tục mà chỉ được tính là thời gian công tác nói chung (thời gian nghỉ việc không tính). Riêng đối với cán bộ đã hoạt động cách mạng từ trước ngày 19-8-1945 và công nhân, viên chức đã tham gia kháng chiến và được tặng thưởng Huân chương và Huy chương kháng chiến, Huân chương hay Huy chương chiến thắng thuộc đối tượng thi hành của Thông tư số 84-TTg ngày 20-8-1963 của Hội đồng Bộ trưởng, nếu có trường hợp vì hoàn cảnh riêng phải tạm thời nghỉ việc thì được áp dụng theo Điều 2 phần II đã nói ở trên.
Theo đó, nếu xét về mặt quy định thì người này sẽ không được tính cộng dồn thời gian công tác trước đây (trước khi nghỉ) vào thời gian công tác hưởng chế độ BHXH (nói cách khác là không có chế độ nào).