DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chạy điểm THPT Quốc gia, khi tình thương cho đi không đúng cách

Avatar

 

           Những ngày này các bạn học sinh 2k1 đang trong chặng đường thi THPT Quốc gia thì vô tình mình lại nhớ đến vụ việc “chạy điểm” của các thí sinh ở Sơn La, Hà Giang vào năm trước. Nhìn lại vấn đề, phải chăng ba mẹ đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái về điểm thi, cho đến khi các em không đạt được số điểm mong muốn thì chính ba mẹ lại dùng “thủ đoạn” để đạt được kỳ vọng của mình. Các em là nạn nhân của “tình thương không đúng cách” của các bậc cha mẹ. Kết quả được trả về đúng với số điểm thật, sự thật được phơi bày như thế này mong nó sẽ là bài học đắt giá để các em đứng lên, bước vào đời, khi rũ bỏ được chiếc áo khoác của sự dối trá mà cha mẹ đã khoác lên vai các em.

            Mình nhận thấy thực trạng giáo dục và xã hội hiện nay, ngay từ nhỏ đến đại học đều tranh đua học trường chuyên lớp chọn, trường danh tiếng, trong đó rất nhiều người đã đi con đường tắt, lo lót, quan hệ. Xã hội đã quen với các tệ nạn đó, đã coi là bình thường rồi. Do đó dẫn đến các tệ nạn chạy trường, chạy điểm, chạy tốt nghiệp, chạy việc, chạy công chức, và “cả họ làm quan”. Mọi người ngưỡng mộ những người có quyền có chức, có nhiều tiền của, mà không cần biết họ dùng thủ đoạn nào để đạt được. Nghĩa là xã hội đã coi việc chạy lo lót là bình thường, và việc lợi dụng quyền chức kiếm tiền, thu lợi cho cá nhân, gia đình, dòng họ cũng là bình thường. Vì chính suy nghĩa như vậy với hành động của các bậc phụ huynh và giáo viên “tiếp tay” kia đã góp phần gây ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

            Vậy nên, đào tạo nên con người có tri thức và trí tuệ là chưa đủ, cốt lõi của giáo dục là đào tạo nên Con Người có đủ phẩm hạnh, đạo đức. Xưa Khổng Tử đã đặc biệt khuyên răn học trò: “Các trò hãy làm nhà Nho quân tử, chớ làm nhà Nho tiểu nhân”.

 

  •  2893
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…