DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu lãi suất trả chậm trong BLDS?

Avatar

 

Khi mục đích hôn nhân không đạt được thì nữa kết quả tất yếu là hai vợ chồng sẽ dắt nhau ra tòa để ly hôn. Và sau đó là phải chia tài sản, chia quyền nuôi con.

Với cha mẹ không trực tiếp nuôi con thì sẽ có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở bên cạnh đó họ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Việc cấp dưỡng

+ Phương thức cấp dưỡng: có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần,

+ Mức cấp dưỡng: tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu của người được cấp dưỡng.

Việc này do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên ngoài thực tiễn có rất nhiều trường hợp sau khi có bản án của tòa án, người có nghĩa vụ không thực hiện đúng việc cấp dưỡng theo nội dung của bản án. Như mức cấp dưỡng không đủ, thời gian cấp dưỡng không đúng.

Việc không cấp dưỡng đã phát sinh một vấn đề: Việc chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có bị coi như việc chậm trả tiền và phải chịu mức lãi suất tại Điều 357 và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 hay không?

Quan điểm thứ nhất: Nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 282 Bộ luật Dân sự).

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền nên chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên người chậm thực người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó người có nghĩa vụ phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quan điểm thứ hai: Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định về trách nhiệm chậm thực hiện nghĩa vụ “trả tiền” tại Điều 357 mà không có quy định nào khác về chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nên Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 là không đúng.

Về phía tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai

Thứ nhất, không thể xem việc cấp dưỡng là một việc trả tiền được. Việc trả tiền thường được dùng trong trường hợp ta có nợ hoặc làm gì đó sai mà cần phải thực hiện việc trả tiền, còn việc cấp dưỡng nó là một việc mà cha, mẹ (người không trực tiếp nuôi con) “góp phần” để đảm bảo điều kiện sống của con. Về nội dung của hai việc đã khác nhau, không thể lấy quy định chậm trả tiền sử dụng cho việc chậm thực hiện nghĩa vụ được.

Thứ hai, ta thấy nhiều Tòa án quy định về lãi suất khi chậm thực hiện nghĩa vụ là nhằm có một sự ràng buộc mạnh mẽ cho người không trực tiếp nuôi con đều đặn thực hiện nghĩa vụ. Đây là là mục đích đúng nhưng chưa đủ, nếu người thực hiện nghĩa vụ đã không muốn thực hiện thì với mức lãi suất thấp theo quy định của điều 468 Bộ luật Dân sự là chưa đủ răn đe. Thật sự nếu muốn đủ sức răng đe thì nên có biện pháp xử lý hành chính với mức xử phạt cao nếu người đó vi phạm trong trường hợp có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không thực hiện. Vì xử lý hành chính tiền sẽ không vào tay của người được cấp dưỡng mà sẽ nộp vào nhà nước, đôi khi người vi phạm vì tiếc khoản tiền phạt nên sẽ nghiêm túc thực hiện hơn

Từ hai quan điểm nêu trên tác giả không đồng ý với việc các Tòa án tuyên phạt lãi suất trả chậm trong việc chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

  •  5777
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…