DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CCCD gắn chíp là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú

Avatar

 

Ngày 22/8/2022, Bộ Công an ban hành Công văn số 5672/C06-TTDLDC về việc triển khai thi hành Luật Cư trú năm 2020. Trong đó, công văn quy định sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Theo đó, khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng nhận thông tin trên CCCD.

Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Theo đó, Điều 38 Luật Cư trú quy định: “Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai bảo về cư trú dẫn đến thay đồi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cẩp, thực hiện điều chinh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sồ tạm trú ”.

Nhằm triển khai thực hiện quy định của Luật Cư trú  2020 thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022).

Theo đó, Công văn quy định một số phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự nhằm giảm phiền hà cho người dân.

Trong đó, Công văn có quy định về thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.

Sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Cụ thể, căn cứ tại Khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.

Quy định các thông tin trên mặt thẻ CCCD bao gồm:

- Ảnh

- Số thẻ CCCD (số định danh cá nhân)

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Quốc tịch

- Quê quán

- Nơi thường trú

- Ngày, tháng, năm hết hạn

- Đặc điểm nhân dạng

 - Vân tay

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ

- Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

Như vậy, CCCD gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú của công dân. Khi thực hiện các thủ tục hay giao dịch dân sự, người dân chỉ cần xuất trình thẻ CCCD gắn chíp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và những cơ quan, tổ chức, cá nhân này sẽ không được yêu cầu người dân xuất trình thêm bất cứ giấy tờ nào khác chứng nhận các thông tin về CCCD nữa.

Bởi lẽ, CCCD gắn chíp đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân để thống nhất quản lý trên Cơ sở dữ liệu dân cư. Vậy nên thông qua các thiết bị đọc chíp, cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng xác thực ngay danh tính của công dân và những thông tin cá nhân, thường trú mà không phải cần thêm những giấy tờ khác để chứng minh.

Hiện nay, nước ta đã và đang từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin vào CSDLQG về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD gắn chíp khi tham gia thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Theo đó, việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giúp người dân thuận tiện, nhanh chóng, đồng thời giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý chặt chẽ hơn.

Công văn 5672/C06-TTDLDC được ban hành ngày 22/8/2022.

  •  810
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…