DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cập nhật mẫu CCCD mới người dân sẽ không phải đi làm lại

Avatar

 
Mới đây, đại diện Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia thuộc Bộ Công an đã có buổi họp báo trả lời nhiều vấn đề về CCCD, về các tính năng mới và thay đổi các tính năng cũ, nhưng câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là người dân có phải đi làm lại CCCD mẫu mới hay không?
 
Đây là buổi tọa đàm giới giới thiệu về các quy định sớm tới sẽ áp dụng cho CCCD, tại buổi tọa đàm người đại diện trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV. Trong đó có dự thảo Luật căn cước công dân sửa đổi.
 
cap-nhat-mau-cccd-moi-nguoi-dan-se-khong-phai-di-lam-lai
 
Một số thông tin về CCCD mẫu mới
 
Dự thảo Luật căn cước công dân sửa đổi đề ra nhiều quy định về căn cước công dân, đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ.
 
Đại diện cơ quan Công an, cho biết những thông tin tại mặt trước của thẻ sẽ thay đổi so với mẫu cũ gồm: 
 
- Số CCCD đổi thành mã số định danh cá nhân (vẫn là dãy số 12 chữ số như trước đây).
 
- Thay đổi "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh".
 
- Thay đổi thông tin "nơi thường trú" được đổi thành "nơi cư trú".
 
Mặt sau của thẻ, Bộ Công an đề xuất lược bỏ vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải)…
 
Ông này thông tin thêm, đến thời điểm hiện tại, Bộ Công an đã cấp được 80 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân trên toàn quốc và dự kiến trong năm 2023, ngành công an sẽ cấp thêm khoảng tám triệu thẻ CCCD.
 
Sẽ không bắt buộc công dân làm thủ tục cấp đổi lại CCCD
 
Lý do Bộ Công an không nghiên cứu làm thẻ CCCD gắn chip ngay từ đầu mà hiện tại có nhiều mẫu chứng minh nhân dân, căn cước công dân..., đại diện Công an cho hay việc này "cần phải có quá trình hình thành, thay đổi" theo thực tế và quá trình phát triển khoa học, kinh tế - xã hội.
 
Cụ thể vào năm 2016, khi triển khai cấp căn cước công dân mã vạch, Bộ Công an đã nghiên cứu đến giải pháp căn cước công dân gắn chip, tuy nhiên giai đoạn này kinh phí để sản xuất trên thẻ chip cao.
 
Ngoài ra, thời điểm đó thiết bị và công nghệ, trình độ người dân, công nghệ sử dụng thẻ chip hoàn toàn chưa phù hợp nên chưa thực hiện.
 
Đến nay, các yếu tố phát triển về công nghệ, xã hội, chi phí… đã đáp ứng, nên việc ứng dụng chip điện tử để sản xuất thẻ CCCD là khả quan.
 
Việc tích hợp các loại giấy tờ vào trong thẻ CCCD gắn chip là thu thập dữ liệu thông tin của các loại giấy tờ để đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu và bổ sung vào chip của căn cước.
 
Một thông tin đặc biệt đến người dân đó là việc tích hợp thông tin này không bắt buộc công dân phải thực hiện cấp đổi, cấp lại thẻ. Qua đó, thông tin này sẽ được hiển thị, tích hợp thông qua tài khoản VNeid.
 
Sau đó sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống để hiển thị thông tin lên thẻ cho người dân mà không cần thông qua làm hồ sơ cấp đổi, cấp lại căn cước công dân.
 
Bỏ vân tay trên thẻ nhằm bảo mật thông tin
 
Đề xuất thay đổi thông tin trên mặt thẻ CCCD, Bộ Công an dự kiến sẽ loại bỏ vân tay trên mặt thẻ nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như tăng tính bảo mật thông tin cá nhân của công dân.
 
Trước đây, phần thông tin trên giấy tờ tùy thân có mục nguyên quán, xác định theo quê quán của ông bà. Về sau đổi thành quê quán, xác định theo cha mẹ.
 
Sau một thời gian đánh giá và nghiên cứu quy định trên thế giới, nhiều quốc gia yêu cầu phải có thông tin về nơi đăng ký khai sinh. Trong khi đó, CCCD gắn chip được thiết kế đạt chuẩn ICAO, hướng tới sử dụng thông hành tại nhiều quốc gia, nên việc sửa thông tin như trên là phù hợp.
 
Về lý do đổi "nơi thường trú" thành "nơi cư trú", đại diện Cục C06 cho biết nơi cư trú có phạm vi rộng hơn nơi thường trú, bao gồm thêm cả nơi tạm trú và nơi lưu trú.
 
Việc điều chỉnh này để cho một số trường hợp công dân có nơi tạm trú vẫn được cấp thẻ CCCD bình thường.
 
  •  3256
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…