DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cấp GXN công bố phù hợp quy định ATTP đối với thực phẩm chức năng: những điều khó với DN

Avatar

 

     Thị trường thực phẩm chức năng hiện nay đang rất sôi động, với đủ các mẫu mã, chủng loại, chức năng công dụng “trên trời, dưới biển” từ đó cũng đòi hỏi việc quản lý, kiểm tra giám sát hết sức gắt gao đối với loại hàng hóa này, trong đó có khâu công bố hồ sơ sản phẩm. Thực tế hiện nay cho thấy có nhiều doanh nghiệp còn đang “lóng ngóng” trong khâu này, vậy những khó khăn này suất phát từ đâu, mình xin chỉ ra một số khó khăn như sau:

1.     Đứng giữa rừng văn bản

Sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay đang bị quản lý bởi rất nhiều văn bản liên quan như Luật an toàn thực phẩm, nghị định và thông tư hướng dẫn; Luật quảng cáo (mẫu mã sản phẩm) và văn bản hướng dẫn; Luật dược, v.v. chưa kể tới hệ thống quy chuẩn về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm, quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, v.v.

2.     Khó khăn từ việc lập hồ sơ

Việc lập hồ sơ đã bắt đầu những khó khăn từ việc lựa chọn chỉ tiêu công bố, sắp xếp chỉ tiêu phù hợp, tiến hành kiểm nghiệm những yếu tố cơ bản, bắt buộc gắn với công dụng sản phẩm, v.v. để hồ sơ “chuẩn” là cả một vấn đề.

Chưa kể việc lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm cũng hết sức đau đầu, ví như trong một thành phần nguyên liệu cụ thể phải kiểm nghiệm ra những thành tố chính gắn với công dụng sản phẩm (đòi hỏi người làm hồ sơ phải có kiên thức về dược), rồi lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm theo cơ quan nhà nước quy định; thời gian ra kết qủa kiểm nghiệm cũng là một khó khăn (7-15 ngày làm việc), chi phí kiểm nghiệm cũng không hề rẻ nhất là đối với những chỉ tiêu khó.

3.     Khó khăn từ việc duyệt hồ sơ

Vào phần chính của vấn đề: Khi tiến hành nộp hồ các thao tác về nhập liệu, kí số trên trang đăng ký cũng là một khó khăn cơ bản đối với dân mù tin học như mình. Chưa kể việc chuyên viên thẩm định mỗi chuyên viên một ý, yêu cầu đủ các thể loại điều chỉnh công dụng, mẫu mã, v.v, những hợp chất phải kiểm nghiệm (có chất Việt Nam hiện chưa kiểm nghiệm được) rồi lại yêu cầu bổ sung cũng rất khó cho doanh nghiệp. Thời hạn hồ sơ cũng là một vấn đề, với quy định hiện nay thời hạn để ra hồ sơ phải hơn 01 tháng, nhưng nếu bổ sung để hợp “ý” chuyên viên có bộ hồ sơ phải mất hàng năm (thiệt hại cho doanh nghiệp là không hề nhỏ).

Kết quả hồ sơ ra đa phần doanh nghiệp hướng sản phẩm theo “ý” chuyên viên, mà chẳng thể theo mong muốn ban đầu của mình.

    Nói đi cũng phải nói lại, những doanh nghiệp hiện nay cũng chạy đua lợi nhuận với những công dụng xin công bố như “thần dược”, số sản phẩm xin cấp phép lớn, yêu cần chất lượng sản phẩm, sức ép từ xã hội, …, cũng là vấn đề gây khó khăn cho cơ quan cấp phép.

    Trên đây là những khó khăn cơ bản mình nhận thấy từ việc cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng hiện nay (còn khá sơ sài mong nhận được sự góp ý). Từ vấn đề này rất mong có những thay đổi để việc hồ sơ sản phẩm được thẩm duyệt vẫn đạt chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến của Dân luật về vấn đề này cũng như chỉ ra những “kinh nghiệm” quý báu để doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện thủ tục này một cách dễ dàng hơn.

  •  3023
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…