DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảnh báo: Tiết kiệm đầu tư “hóa” bảo hiểm nhân thọ lừa đảo khách hàng

Avatar

 

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ ngày nay đã bị lợi dụng làm lợi cho một số đại lý bất chính cấu kết với ngân hàng gây thiệt hại cho người dân. 

Cụ thể, mới đây những tin tức về việc tiền gửi tiết kiệm ngân hàng bỗng hóa thành mua bảo hiểm nhân thọ khiến người dân hoang mang lo lắng vì không đòi lại được tiền của mình. Một số trường hợp thì được trả lại tiền nhưng không đủ, hoặc đủ thì cũng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba. Điều này có trái với quy định pháp luật?

Hàng loạt khách hàng cùng khiếu nại bị lừa khi đến ngân hàng đáo hạn sổ tiết kiệm thì được các nhân viên ngân hàng “thao túng tâm lý” gợi ý chuyển sang hình thức tiết kiệm đầu tư linh hoạt kỳ hạn 6 năm, được rút trước hạn và hưởng lãi suất cao hơn.

Nhiều lần nghi ngờ nhưng nhân viên ngân hàng vẫn khẳng định "sản phẩm này không phải là bảo hiểm nhân thọ mà là tiết kiệm kết hợp đầu tư".

Ngoài ra, nhiều khách hàng cũng đã chuyển sang hình thức này vì tỷ suất sinh lời tốt và dòng tiền linh hoạt hơn tiền gửi thông thường.

Tuy nhiên, đến khi nhận thông báo từ hãng bảo hiểm đó yêu cầu đóng thêm khoản phí mấy chục triệu để duy trì hợp đồng bảo hiểm, khách hàng mới biết không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào ở đây.

Số tiền của khách hàng bỏ vô để đầu tư thì giờ đây một phần của số tiền đó dùng để đóng khoản phí bảo hiểm cơ bản hàng năm, còn lại phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư.

Nhân viên ngân hàng cam kết mức lãi 9,5% một năm, nhưng điều này là sai sự thật. Nhân viên với những lời chào mời, nói tặng kèm quyền lợi bảo hiểm tử vong khi tham gia sản phẩm này. Một số trường hợp khác phản ánh, tư vấn viên chưa bao giờ đề cập đây là bảo hiểm nhân thọ.

Theo đó, họ cho rằng trong quá trình tư vấn, nhân viên ngân hàng không nói rõ đây là hợp đồng bảo hiểm mà là sản phẩm đầu tư do ngân hàng kết hợp với công ty bảo hiểm và gói bảo hiểm là quà tặng kèm. 

Do đó, nhân viên không phân tích nhu cầu, tài chính hay tư vấn đúng giá trị của bảo hiểm mà chỉ tập trung vào lãi suất khách hàng sẽ nhận được. Đơn thư còn tố giác đại lý bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm.

Hành vi biến tiết kiệm đầu tư thành bảo hiểm nhân thọ có vi phạm pháp luật?

Theo khoản 1 Điều 12 - Luật kinh doanh bảo hiểm về khái niệm bảo hiểm nhân thọ là gì: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm; và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng; hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Theo đó, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Sự lấp liếm, che giấu thông tin, lừa gạt khách hàng để ký vào hợp đồng bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật.

Khách hàng bị nhân viên ngân hàng tư vấn mập mờ mua BHNT có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền, đề nghị tuyên hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bị bên thứ ba lừa dối, theo điểm d, khoản 1, điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, cụ thể quy định về Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin:

- Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).

Đồng thời, Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

=> Từ đó buộc công ty bảo hiểm và ngân hàng liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng. 

Người dân có thể kiến nghị hoạt động trái luật này tại đâu?

Ngoài ra, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đang phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng .Hai cơ quan đã thống nhất lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kiến nghị của người dân về hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng.

Đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước: 02438266344 hoặc 02439361017 Email: [email protected] 

Đường dây nóng của Bộ Tài chính: 02422208018 Email: duongdaynong [email protected] 

  •  1130
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…