DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảnh báo: Giả mạo tin nhắn ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Ngày nay, công nghệ phát triển, các thủ đoạn của những bọn lừa đảo cũng ngày càng tinh vi khiến người dân lo lắng, bất an. Mặc dù đã được cảnh báo từ các cơ quan chức năng, tuy nhiên, nhiều người dân cả tin đã trở thành con mồi cho bọn lừa đảo ấy. Các đối tượng này đã đánh lừa khách hàng bởi những đường link giả mạo đi kèm SMS lấy tên các ngân hàng uy tín nhằm dụ dỗ khách hàng bấm vào link hòng chiếm đoạt tài sản.

Mới đây, Báo Pháp Luật đưa tin ngày 08/8/2022, Techcombank đã phát thông tin cảnh báo về tin nhắn mạo danh gửi chèn brandname của ngân hàng, với nội dung: “Tài khoản của bạn đã mở dịch vụ tài chính toàn cầu phí dịch vụ hàng tháng là 2.000.000VND sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ vui lòng nhấn vào http://techcombank.vn-rl.xyz”.

giao-mao-tin-nhan-ngan-hang

Được biết, đây là tin nhắn giả mạo yêu cầu họ truy cập vào đường link mà được cho là từ Ngân hàng gửi đến. Nếu khách hàng nhập OTP và pasword thì các đối tượng sẽ nhanh chóng chiếm dụng được tài khoản nhằm trục lợi từ đó.

Các đối tượng có thể mạo danh Brandname ngân hàng hay bất kỳ đơn vị nào mà chúng mong muốn, bởi chúng có một trạm phát sóng BTS giả.

Theo thông tin, trạm này khi được kích hoạt cùng với một số thiết bị chuyên dụng, có thể chèn sóng nhà mạng để “đánh lừa” các điện thoại tiếp sóng xung quanh trong khu vực.

Từ đó, những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng mạo danh bất cứ Brandname nào chúng muốn, gửi tin nhắn lừa đảo tới người dùng. 

Đã có nhiều vụ lừa đảo tương tự trước đây, gây ra không ít thiệt hại về tài sản cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.

Vậy chế tài nào dành cho hành vi mạo danh tin nhắn ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?  

Theo quy định của pháp luật hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của cá nhân, tổ chức khác, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điểm d, Khoản 3, Điều 99, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, Hành vi này còn được căn cứ theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 hướng dẫn bởi Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15 quy định:

Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển;

Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;

Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đặc biệt, trong một số trường hợp được quy định tại Khoản 2,3,4 Điều này hình phạt cao nhất có thể phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù 12 năm; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Theo đó, Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 cũng có quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, quy định:

Những trường hợp người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này):

- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

- Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

  •  532
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…