DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần hoàn thiện quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm

Avatar

 

Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án, do Hội đồng xét xử thực hiện thông qua hoạt động xét xử, trên cơ sở xác định tội danh, căn cứ vào tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia tội phạm của từng người đồng phạm; nhân thân từng người phạm tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm, từ đó lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt hoặc biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt đối với từng người đồng phạm. Theo tinh thần của bộ luật hình sự 2015 thì quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm không có thay đổi so với bộ luật hình sự 1999, cụ thể được quy định tại điều 58:

Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

 

Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp người tham gia phạm tội chỉ mang tính chất giúp sức, chịu sự điều khiển của chủ mưu tuy nhiên vì kẻ chủ mưu chưa bị bắt nên tất cả mọi trách nhiệm và hậu quả họ đều gánh chịu thay cho kẻ chủ mưu, trong khi tính chất và mức độ tham gia của người phạm tội không nghiêm trọng. Việc quyết định hình phạt trong đồng phạm đều phụ thuộc vào ý chí chủ quan của hội đồng xét xử, việc quy kết hết trách nhiệm cho đồng phạm khi chưa bắt được kẻ chủ mưu là không hợp lý, không công bằng. Cho nên theo quan điểm cá nhân, quy định trên còn quá chung chung, không có hướng dẫn rõ ràng, cần phải có thêm quy định cụ thể hơn về vấn đề này, cần có 1 khung định mức để áp dụng đối với từng loại đồng phạm. 

  •  3483
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…