DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần hồ sơ gì để hưởng chế độ thai sản khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai

Avatar

 

Do ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian thai nghén, nhiều lao động nữ đã buộc phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ. Vậy theo quy định hiện nay, việc nghỉ dưỡng thai khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản không? Và cần những hồ sơ, giấy tờ gì?

1. Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ dưỡng thai

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

...

- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, theo quy định trên, lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ muốn hưởng chế độ thai sản cần đáp ứng điều kiện sau đây:

- Về thời gian tham gia bảo hiểm: đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và có thời gian tham gia từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

- Phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

2. Thời gian nghỉ dưỡng thai của lao động nữ tối đa là bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, lao động nữ phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ được cấp một trong các giấy tờ sau đây:

- Trường hợp đã nghỉ việc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được xác định theo tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

- Trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Số ngày nghỉ ghi trên giấy này được căn cứ theo tình trạng sức khỏe của lao động nữ nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

- Trường hợp phải giám định sức khỏe để nghỉ dưỡng thai: Cấp biên bản giám định y khoa

Thời hạn nghỉ dưỡng thai được thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

- Trường hợp phải điều trị nội trú: Cấp giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Nếu lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì tại phần ghi chú của giấy ra viện, bác sĩ ghi thêm số ngày nghỉ nhưng cũng chỉ tối đa đến 30 ngày và phải ghi rõ là nghỉ “để dưỡng thai”.

Theo đó, mỗi loại giấy được cấp cho lao động nghỉ dưỡng thai thường chỉ có thời hạn là 30 ngày. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng nêu rõ:

Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Như vậy, nếu lao động nữ cần nghỉ dưỡng thai nhiều hơn 30 ngày thì có thể tiến hành tái khám để được cấp giấy nghỉ dưỡng thai mới.

Từ đó, có thể thấy, thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa của lao động nữ không bị giới hạn số ngày nghỉ. Chỉ cần sức khỏe còn yếu và được bác sĩ chỉ định nghỉ dưỡng thai thì lao động nữ vẫn được tiếp tục nghỉ dưỡng thai.

3. Hồ sơ, giấy tờ hưởng chế độ thai sản khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai

Căn cứ khoản 2.2.2 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai gồm:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh: có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

+ Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

+ Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

Và một trong các loại giấy tờ sau:

- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

- Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

Như vậy, lao động nữ có thời gian nghỉ dưỡng thai và có giấy tờ chứng nhận việc nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì được tính hưởng chế độ thai sản theo điều kiện của trường hợp phải nghỉ dưỡng thai.

  •  534
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…