DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Căn cứ pháp lý để ban bố tình trạng khẩn cấp dịch viêm phổi Vũ Hán

Avatar

 

Tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức y tế thế giới WHO đã gọi dịch viêm phổi do nCoV (vi rút corona) là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế", nhưng cho rằng không có lý do ra lệnh cấm đi lại toàn cầu.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế xác nhận có 03 người Việt Nam dương tính với vi rút Corona. Cũng trong cuộc họp chiều qua ngày 30/01, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế phối hợp Bộ Tư pháp chuẩn bị pháp lý sẵn sàng tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế.

Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh?

Virus corona mới gây viêm phổi cấp. Người mắc bệnh viêm phổi do loại virus này gây ra có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở và có khả năng lây từ người sang người.

Theo quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì đây được xem là Bệnh truyền nhiễm với tác nhân gây bệnh là vi rút Corona.

Luật này cũng quy định về việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch như sau:

1. Nguyên tắc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch

- Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;

+ Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

2. Thẩm quyền  bố tình trạng khẩn cấp

 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

3. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp

- Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.

- Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.

- Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp

4. Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp

-  Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.

Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.

- Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.

 

  •  7281
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…