DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ ngày 01/7/2018

Avatar

 

>> 05 thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH từ ngày 01/7/2018

Đây là 17 thay đổi mà cán bộ, công chức nên biết vì những thay đổi này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình.

 

1. Tăng mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng

Áp dụng chung cho cán bộ, công chức, viên chức

Căn cứ pháp lý:

- Dự thảo Nghị định về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

- Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

2. Tăng mức lương thực nhận

Bởi vì mức lương thực nhận = mức lương cơ sở 1.390.00 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng.

Đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM, mức lương thực nhận còn được tăng hơn nữa với mức tăng là 0,6 lần

Căn cứ pháp lý:

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý

3. Tăng mức phụ cấp hiện hưởng  

- Đối với các khoản phụ cấp được tính trên mức lương cơ sở

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp  = (Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ ngày 01/7/2018 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung từ 01/7/2018 (nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

4. Tăng tiền lương tháng đóng BHXH

- Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:

Tiền lương tháng đóng BHXH = 1.390.000 x 8% = 111.200 đồng/tháng

- Đối với nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng đóng BHXH = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 8%

Lưu ý tiền lương tháng đóng BHXH tăng không vượt quá 27,8 triệu đồng/tháng

Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014

5. Tăng mức đóng BHYT

- Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:

Mức đóng = 1.390.000 x 4.5% = 62.550 đồng/tháng

- Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức đóng = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 4.5%

Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP

6. Tăng trợ cấp thai sản

Mức tăng từ 2.600.000 đồng lên 2.780.000 đồng (= 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con)

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

7. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản

Mức hưởng tăng từ 390.000 đồng/ngày lên 417.000 đồng/ngày (= 30% mức lương cơ sở)

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

8. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Nếu tháng liền kề trước khi thất nghiệp có mức đóng BHTN dựa trên mức lương cơ sở được tăng từ 01/7/2018 thì mức hưởng cũng tương ứng tăng.

Mức tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở, tương đương 6.950.000 đồng/tháng

Căn cứ pháp lý: Luật việc làm 2013

9. Tăng trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 31% trở lên khả năng lao động)

Mức hưởng khi suy giảm 31% khả năng lao động = 417.000 đồng/tháng (=30% mức lương cơ sở)

Nếu suy giảm hơn 31% khả năng lao động thì cứ giảm 1%, được hưởng thêm 27.800 đồng/tháng (= 2% mức lương cơ sở)

Ngoài mức trợ cấp này, hàng tháng, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ pháp lý:  Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

10. Tăng trợ cấp 01 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 5% – 30% khả năng lao động)

Mức hưởng khi suy giảm 5% khả năng lao động =  6.950.000 đồng/tháng (=5 lần mức lương cơ sở)

Nếu suy giảm hơn 5% khả năng lao động thì cứ giảm 1%, được hưởng thêm 695.000 đồng/tháng

Ngoài mức hưởng trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ pháp lý:  Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

11. Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức hưởng tăng từ 46.800.000 đồng lên 50.040.000 đồng (= 36 lần mức lương cơ sở)

Căn cứ pháp lý: Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

12. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Mức hưởng tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên = 4.170.000 đồng

Mức hưởng tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% = 2.919.000 đồng

Mức hưởng tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% = 2.085.000 đồng

(Cứ 01 ngày được hưởng 30% mức lương cơ sở)

Căn cứ pháp lý: Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

13. Tăng trợ cấp mai táng

Mức trợ cấp tăng từ 13.000.000 đồng lên 13.900.000 đồng (= 10 lần mức lương cơ sở)

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

14. Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

Đối với mỗi thân nhân: tăng từ 650.000 đồng/tháng lên 695.000 đồng/tháng (= 50% mức lương cơ sở)

Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: tăng từ 910.000 đồng/tháng lên 973.000 đồng/tháng

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

15. Tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Nếu nghỉ hưu trước tuổi thì cứ  mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH tăng từ 01/7/2018, do đó, mức hưởng lương hưu hằng tháng sau thời điểm này cũng tương ứng tăng.

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

16. Tăng mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu

Áp dụng cho trường hợp có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%

Mức hưởng được tính như sau:

Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng BHXH.

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

17. Tăng mức hưởng BHXH 1 lần

Mức hưởng được tính như sau:

Cứ mỗi năm đóng được tính là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm từ 2014 trở đi

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13

Nếu có thắc mắc, các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết này nhé! 

  •  1036578
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…