Từ chối tiếp công dân - Ảnh minh họa
Đây là nội dung tại dự thảo Thông tư quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân.
Theo đó, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân (nếu có); nếu là người được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật phải có giấy tờ hợp pháp theo quy định, trừ các trường hợp sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp có quyền không tiếp công dân dự thảo giữ nguyên quy định so với văn bản hiện hành.
Thứ 2, dự thảo bổ sung quy định mới về hình thức tiếp công dân gồm:
- Tổ chức tiếp công dân thường xuyên (được bổ sung mới)
- Tổ chức tiếp công dân định kỳ
- Tổ chức tiếp công dân đột xuất
Thứ ba bổ sung quy định: địa điểm tiếp công dân phải có gắn biển “ĐỊA ĐIỂM TIẾP CÔNG DÂN” hình chữ nhật, nền màu đỏ, chữ màu vàng, ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ, số điện thoại liên hệ
Thông tư có hiệu lực thay thế Thông tư 30/2015/TT-BCA.
Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm: