Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Dưới đây là nội dung hướng dẫn các vấn đề pháp lý cần chú ý để giải quyết vấn đề này:
Thứ 1. Xác định tranh chấp đất đai có bắt buộc phải tiến hành hòa giải hay không?
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Cần phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai: xem TAỊ ĐÂY
Thứ 2: Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Trường hợp 1:
Trường hợp Tranh chấp đất đai mà đương sự CÓ Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Trường hợp 2:
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự KHÔNG có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Thứ 3: Cần chú ý Những loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
Căn cứ vào những giấy tờ dưới đây Nhà nước sẽ xem xét có thuộc quyền sử dụng của người đang sử dụng đất hay không và sẽ cấp giấy tờ về quyền sở hữu cho phù hợp.
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Thứ 4: Xác định Ai phải đóng án phí?
Án phí được hiểu là khoản tiền một người phải nộp khi khởi kiện hoặc khi thua kiện (đối với vụ án dân sự, hành chính) hoặc khi bị kết án (đối với vụ án hình sự).
Xem nội dung tổng hợp: TẠI ĐÂY
Mức đóng là bao nhiêu:
1 |
Án phí dân sự sơ thẩm |
|
1.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch |
300.000 đồng |
1.2 |
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch |
3.000.000 đồng |
1.3 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch |
|
a |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
b |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
2 |
Án phí dân sự phúc thẩm |
|
2.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động |
300.000 đồng |
Căn cứ: Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án