DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách xử lý tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Avatar

 

“Theo Trung tâm Y tế huyện Tân Phước, trong ngày 9/3, có ba thai phụ được cấp loại thuốc dưỡng thai tuy nhiên khi kiểm tra lại thì lại là thuốc phá thai. Trong đó, một thai phụ sau khi uống hai viên trong 20 viên thuốc bác sĩ kê toa, đã bị xuất huyết và thai nhi chết trong bụng mẹ. Môt thai phụ cũng có triệu chứng xuất huyết được cấp cứu kịp thời nên thai nhi an toàn. Thai phụ còn lại chưa uống thuốc đã được trung tâm thu hồi thuốc.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tên hai loại thuốc (phá thai và dưỡng thai) gần giống nhau, phần mềm tại trung tâm không ghi rõ hàm lượng thuốc nên đã dẫn đến sự nhầm lẫn khi kê toa và cấp thuốc.” (Theo báo mới.com)

Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chuyện xảy ra? Xử lý như thế nào?

Hiện nay có qúa nhiều hàng không rõ nguồn gốc, hàng nháy, hàng giả kể cả thuốc giả khiến người tiêu dùng khó xác định được đâu là hàng thật. Vậy làm sao để có thể hạn chế tình trạng như thế?

Bên cạnh các y bác sĩ có tài có đức thì cũng có một phần nhỏ người chưa trao dồi đủ trình độ cũng như kiến thức chuyên môn. Người “thầy giáo” là người tạo nên giá trị của một con người và người “thầy thuốc” là người góp phần tạo nên sự sống của một con người, hãy làm đúng với trách nhiệm và lương tâm của mình.

- Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng.

Cụ thể, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.

Ngoài ra, nếu hành vi nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 2015: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

 

 

  •  6334
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…