DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách tính lãi suất chậm thi hành án theo quy định mới nhất

Avatar

 

Để đảm bảo quyền lợi cho bên được thi hành án thì pháp luật có quy định bên thi hành án phải đóng lãi nếu chậm thi hành án. Cách tính lãi suất chậm thi hành án theo quy định mới nhất thế nào?

Cách tính lãi suất chậm thi hành án theo quy định mới nhất

Theo Mục III Thông tư liên tịch 01/TTLT năm 1997 hướng dẫn về việc bảo vệ quyền lợi cho bên được thi hành án như sau:

Để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án, hạn chế việc bên phải thi hành án cố tình dây dưa, không tự nguyện thi hành án, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án, khoản tiền phải nộp để đưa vào ngân sách Nhà nước (tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, tiền phạt), toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là:

- Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) 

- Hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) 

Cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án theo quy định.

Hiện nay Thông tư liên tịch 01/TTLT năm 1997 vẫn được áp dụng.

Tuy nhiên, về lãi đối với số tiền chậm trả theo “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định” tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự 1995) đã được thay thế bởi “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự 2005 (cụm từ này vẫn được dùng đến ngày nay).

Theo đó, hiện nay mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm theo Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010.

Như vậy, lãi suất chậm thi hành án sẽ được tính theo công thức sau đây:

Số tiền lãi chậm thi hành án = Số tiền chậm thi hành án x 9% :12 tháng x số tháng chậm thi hành án.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là bao lâu?

Theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự như sau:

- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

- Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008 thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

- Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Như vậy, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự thông thường là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực, đối với bản án, quyết định có nghĩa vụ trả nợ thì sẽ là 5 năm tính từ ngày nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án mới nhất

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự, tuy nhiên  theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014, đơn yêu cầu thi hành án dân sự phải có các nội dung như sau:

- Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

- Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

- Nội dung yêu cầu thi hành án;

- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

Theo đó, người đọc có thể tham khảo Mẫu đơn yêu cầu thi hành án mới nhất tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/19/mau-don-yeu-cau-thi-hanh-an-dan-su.doc

  •  87
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…