DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách tính lãi của thẻ tín dụng? Có những lưu ý nào cần phải biết?

Avatar

 

Thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến ở nước ta. Vậy bạn có biết cách tính lãi của thẻ tín dụng? Có những lưu ý nào cần phải biết?

1. Thẻ tín dụng là gì? 

Dạo gần đây rộ lên thông tin làm xôn xao cộng động mạng là một người đàn ông nợ 8,5 triệu đồng, sau 11 năm quên trả, khoản nợ lãi đã lên tới hơn 8.8 tỷ. Thông tin trên như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người về tầm quan trọng của việc hiểu và sử dụng tốt thẻ tín dụng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về giải thích thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Bên cạnh đó, căn khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về đối tượng được sử dụng thẻ:

- Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

- Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng các loại thẻ. Chủ thẻ là pháp nhân được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của pháp nhân hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư 26/2017/TT-NHNN.

- Đối với chủ thẻ phụ:

Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;

+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.

2. Cách tính lãi của thẻ tín dụng?

Đầu tiên ta cần hiểu, lãi suất thẻ tín dụng chính là một khoản “phí phạt” vì chủ thẻ không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình với ngân hàng.

Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian miễn lãi, ngân hàng sẽ tính lãi suất thẻ tín dụng trên số tiền đã sử dụng chứ không phải số còn thiếu hay tổng hạn mức được cấp và lãi suất chỉ tính khi trả thiếu.

Ví dụ:

Thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán là từ ngày 30/4-30/5, ngày đến hạn thanh toán là 15/6, lãi suất áp dụng là 20%/năm. Trong 30 ngày của tháng 5 đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

- Ngày 8/5 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu. Số dư nợ 1: 3 triệu.

- Ngày 15/5 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu. Số dư nợ 2: 3+1=4 triệu.

- Ngày 30/5 trả ngân hàng 3 triệu. Số dư nợ 3 còn lại là 1 triệu đồng.

Trong trường hợp, ta quên và không thanh toán 1 triệu còn lại trong khoảng thời gian từ 30/5 đến hết 15/6 thì số tiền lãi sẽ bị tính gồm:

- Số dư nợ 1 từ ngày 8/5 đến 14/5: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 11.507 VNĐ.

- Số dư nợ 2 từ ngày 15/5 đến 29/5: Tiền lãi = 4 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 32.877 VNĐ.

- Số dư nợ 3 từ ngày 1/6 đến 15/6: Tiền lãi = 1 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 8.219 VNĐ.

Tổng lãi mà ta cần phải thanh toán tới ngày 15/6 là: 11.507 + 32.877 + 8.219 = 52.603 VNĐ.

Ngoài ra, số tiền 1 triệu vẫn bị tính tiếp lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng. Còn nếu ta thanh toán đủ số tiền là 4 triệu trong thời điểm trước 15/6 thì sẽ không bị mất bất cứ một khoản lãi nào.

Như vậy, có thể thấy, song song với tiện ích của thẻ tín dụng là “cái giá” khá đắt, vì thế ta cần phải hiểu rõ những quy định của thẻ tín dụng trước khi sử dụng.

3. Những lưu ý cần phải biết khi sử dụng thẻ tín dụng?

Lưu ý những trường hợp sau sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc dùng thẻ tín dụng:

- Giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán, vì nó giúp bạn có được thời gian miễn lãi dài nhất để cân đối tài chính.

- Hạn chế mua sắm khi đã cận ngày lên sao kê.

- Cài đặt thanh toán dư nợ tự động.

- Thanh toán hết dư nợ để được miễn lãi cho các kỳ kế tiếp.

- Quan trọng nhất, thanh toán dư nợ đúng hạn.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mượn nợ, trả nợ là điều phải làm. Nợ thẻ tín dụng thì người nợ phải chịu các lãi suất như cam kết và có nghĩa vụ thanh toán. Còn nếu đối tượng có hành vi cố tình trốn tránh, gian dối không trả nợ thì có thể phải đối mặt với mức án hình sự: nhẹ thì có thể 2 năm tù, nặng thì có thể lên đến 20 năm.

  •  5145
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…