DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi ly hôn

Avatar

 

Trong một cuộc hôn nhân đỗ vỡ và dẫn đến ly hôn có lẽ ngoài việc tranh chấp về quyền nuôi con thì tranh chấp về phân chia tài sản luôn là điều mà các bên luôn xảy ra mâu thuẫn vì cả đôi bên luôn nghĩ rằng mình xứng đáng được chia phần nhiều hơn. Về mặt pháp lý Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về các yếu tố được cân nhắc đến khi phân chia tài sản  làm cho các bên có cơ hội được chia nhiều hơn về số tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân:

- Yếu tố đầu tiên được cân nhắc đến khi phân chia tài sản là về “công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 điều này liên quan trực tiếp đến công việc và thu nhập của đôi bên. Để dễ thấy nhất cho yếu tố này là giả thiết khi chỉ một bên vợ, chồng lao động và là nguồn thu nhập chính của cả gia đình trong khi người còn lại có những hành vi phát tán tài sản thì lúc này yếu tố đóng góp sẽ nghiêng hoàn toàn về phía người có công tạo lập tài sản. Tuy nhiên đối với người vợ, chồng tuy không tham gia lao động sản xuất và phát triển kinh tế nhưng thực hiện “công việc nội trợ hoặc công việc khác có liên quan đến việc duy trì đời sống chung” theo khoản 2 Điều 16 thì vẫn được coi như là lao động có thu nhập.

- Yếu tố thứ hai là về lỗi của các bên trong mối quan hệ hôn nhân. Điều này đang nhấn mạnh đến việc thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng, nếu một bên vi phạm một trong các nghĩa vụ cơ bản của vợ, chồng được quy định tại các điều Điều 19,21,22,23 thì bên có lại sẽ được cân nhắc đến việc được phân chia nhiều tài sản hơn khi ly hôn

- Hai yếu tố sau cùng là về hai trường hợp đặc thù khi xét đến “hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” tại điểm a,c khoản 2 Điều 59.

Ở trường hợp xét đến “hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” thường phụ thuộc trực tiếp vào hoàn cảnh, khả năng lao động và thu nhập của gia đình, đây là quy định hướng đến bảo vệ phía yếu thế trong một cuộc tranh chấp khi ly hôn. Ví dụ điển hình như việc sau khi ly hôn người vợ, chồng không có khả năng lao động và không có thu nhập để kiếm sống thì đây là yếu tố để người này yêu cầu được chia nhiều tài sản hơn.

Và ở yếu tố cuối cùng “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” thường không trực tiếp ảnh hưởng đến việc tăng giảm phần tài sản được hưởng mà nó quyết định đến loại tài sản mà vợ, chồng sẽ được nhận khi ly hôn. Ví dụ điển hình cho yếu tố này là nếu công việc của vợ chồng gắn liền với một hay một vài loại tài sản nhất định điển hình như người có công việc chở hàng hóa thì sẽ được pháp luật bảo vệ cho quyền lợi, lợi ích người này có phương tiện để tiếp tục làm công việc của mình nên người này sẽ được phân cho quyền sở hữu chiếc xe.

  •  2565
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…