Ảnh minh họa: Các trường hợp KHÔNG được ủy quyền
Ủy quyền là việc một người nhờ một người khác giải quyết công việc theo giới hạn được thỏa thuận. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều được ủy quyền, dưới đây là tổng hợp các trường hợp cần lưu ý không được ủy quyền cho người khác làm:
Lĩnh vực |
Trường hợp không được ủy quyền |
Căn cứ pháp lý |
Hôn nhân gia đình |
- Đăng ký kết hôn: Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. |
|
- Ly hôn |
Khoản 4, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
|
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. |
Khoản 1, Điều 25, Luật Hộ tịch 2014 |
|
- Công chứng di chúc: Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc |
Theo Điều 56 Luật công chứng 2014 |
|
- Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc: Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền. |
Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
|
- Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền: Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền). |
Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
|
Hình sự |
- Nhận tội thay mình Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự. |
|
- Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự: + Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. |
||
Hành chính |
Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba |
Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015) |
Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình |
Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010 |
|
Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp |
Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 |
|
Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền |
Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015 |
|
Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 |
|
Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân |
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 |
|
Đất đai |
UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền |
Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013 |
Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản |
Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014 |
|
Kinh tế |
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản |
Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008 |
Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng |
Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN |
|
Cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập nếu: - Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại điểm 1 nêu trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân). - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ). - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi. - Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi). - Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế - Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC |