Xem thêm:
>>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn
>>> Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con
Về nguyên tắc theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Vậy, có trường hợp nào người chồng được quyền nuôi con trong trường hợp này không? Mời các bạn tham khảo bài viết sau:
>>> Các ông bố nên làm gì để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Theo đó, cũng tại điều 81 quy định có hai cách để người chồng giành quyền nuôi con trong trường hợp này:
Cách thứ nhất: Thỏa thuận với vợ để mình có quyền nuôi con.
Cách thứ hai: Nếu người vợ không đồng ý theo thỏa thuận, thì có thể gửi đơn ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con theo quy định.
Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho vợ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều áp dụng như vậy. Do đó, nếu người chồng chứng mình được người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyền nuôi con dưới 36 tuổi sẽ do người chồng nuôi dưỡng.
Chứng cứ chứng minh người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có thể là:
- Người vợ sau khi ly hôn không có công việc, nơi ở ổn định;
- Người vợ ngoại tình và người tình mới của vợ có hành vi cư xử không đúng mực, thường xuyên có hành vi bạo lực làm ảnh hưởng đến điều kiện phát triển của con.
- Người vợ có lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng đến nếp sống và sự phát triển của con sau này.
-...
Ngoài điều kiện nêu trên, thì Toà cũng xem xét đến các yếu tố khác về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó (Căn cứ Điều 81).
Theo đó, để giành quyền nuôi con người chồng cần chuẩn bị như sau:
Thứ nhất: Chứng cứ chứng minh mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất vượt trội hơn so với vợ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),… dựa trên tình tình kinh tế thực tế của bạn như sau:
- Có đủ điều kiện kinh tế đảm bảo để nuôi con không?(thỏa ĐK về thu nhập hàng tháng)
- Có đảm bảo để chỗ ở hợp pháp, lâu dài cho con không? (thỏa ĐK về có chỗ ở ổn định)
- Có đảm bảo cho con sự phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất không?(thỏa ĐK có Môi trường sống tốt)
- có thời gian để chăm sóc con không? (thỏa ĐK về có thời gian cho con)
- Thái độ, nếp sống, ...có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của con không?....
Theo đó, tòa án sẽ xem xét các điều kiện nêu trên và giao quyền nuôi con cho người phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhất. Do đó, nếu chồng có điều kiện vượt trội hơn thì sẽ giành được quyền nuôi con.
Thứ hai: Chứng cứ chứng minh người chồng có các điều kiện về tinh thần tốt hơn so với người vợ, cụ thể:
- Có đủ thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con;
- Dành tình cảm dành tuyệt đối cho con;
- Điều kiện cho con phát triển như: vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha …
Như vậy, để giành quyền nuôi con người chồng phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà mình giành được cho con hơn hẳn so với vợ để giành quyền nuôi con theo quy định.
Xem chi tiết cách chứng minh về giành quyền nuôi con tại đây.