DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các lưu ý cần nắm vững khi thuê nhà trọ

Avatar

 

Khoảng thời gian gần đây, trên mạng xã hội sinh viên chia sẻ nhiều trường hợp bị phòng trọ lừa đảo tiền đặt cọc giữ chỗ khi đi tìm phòng trọ cho thuê, mặc dù đã có sự cẩn trọng. Bài viết này sẽ nêu lên các chiêu trò của bọn lừa đảo, kèm theo đó là kinh nghiệm phòng ngừa, và cả các thủ tục đăng ký tạm trú liên quan.

Biểu hiện của các chiêu trò lừa đảo, cụ thể:

- Nhà trọ - phòng trọ cho thuê có giá rẻ hơn so với mặt bằng chung. Nhiều rao vặt ở Quận 1, Quận Bình Thạnh nhưng giá nhà chỉ từ 900.000 - 1.300.000 đồng/tháng.

- Thông tin trên tờ rơi nêu ra nhiều điểm thuận tiện, hợp tiêu chí chọn nhà như gần trung tâm, vệ sinh riêng, nước chủ nhà bao, điện trả theo giá nhà nước, cáp, wifi miễn phí, có chỗ để xe…

- Nhà trọ cho thuê thường đa số là những ngôi nhà nguyên căn.

- Giấy đặt cọc ghi không rõ ràng, chỉ ghi tiền đặt cọc, ngày đặt cọc, và không đến ở, mất tiền cọc.

- Không có đồng hồ điện nước riêng. Điện nước chia đều.

Làm gì để tránh lừa đảo khi thuê trọ?

Khi đi thuê nhà trọ - phòng trọ, ngoài tìm hiểu trên mạng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ - phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ - phòng trọ, cần chú ý những điều sau:

-Kiểm tra nhà trọ - phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?

- Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ - phòng trọ: Chủ nhà trọ - phòng trọ là ai? Giờ giấc ra vào? Các vật dụng trong nhà bị hư thì ai sửa chữa? Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc) để chắc chắn sẽ không phát sinh thêm bất cứ khoản tiền mới nào khi bạn chuyển đến

- Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.

- Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Để tránh “tiền mất tật mang”.

Ngoài ra, các bạn sinh viên nên tìm sự hỗ trợ từ các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên; phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học. Các trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ nhà trọ - phòng trọ uy tín. Đồng thời các nhóm công tác xã hội, phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học cũng có các hoạt động giúp sinh viên tìm các nhà trọ gần trường đáng tin cậy.

        

Điều quan trọng là phải thực hiện Thủ tục đăng ký tạm trú nhé các bạn! Cụ thể:

- Hồ sơ đăng ký tạm trú:

     + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

     + Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP (trừ chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; Nếu có văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.

- Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Lưu ý: Việc đăng ký tạm trú trên thực tế thường do chủ hộ gia đình thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, cá nhân thuê vẫn có thể thực hiện việc đăng ký này. (Căn cứ Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA)

- Không đăng ký tạm trú bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.

Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Như vậy, có nghĩa là cá nhân người thuê và chủ hộ gia đình cho thuê nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú đều bị xử phạt theo mức nêu trên.

  •  13713
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…