DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các cách kiểm tra xem nhà đất đang có tranh chấp hay không

Avatar

 

Hiện nay theo quy định nếu đất đang có tranh chấp sẽ bị hạn chế chuyển nhượng, hoặc làm các hồ sơ liên quan. Đặc biệt khi bạn đi mua nhà đất rất dễ xảy ra trường hợp này. Để kiểm tra xem đất có đang trong tình trạng tranh chấp hay không bạn có thể thực hiện các cách dưới đây:

1.  Liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không hoặc tranh chấp đất thực tế (tranh chấp nhưng chưa gửi đơn).
 
2. Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
 
cach-kiem-tra-nha-dat-dang-co-tranh-chap
 
Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ, thủ tục xin thông tin đất đai như sau:
 
Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu
 
Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.
 
Sau khi có mẫu 01/PYC thì người dân xem và tích vào mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.
 
Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:
 
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu
 
Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
 
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
 
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:
 
- Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.
 
- Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.
 
- Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
 
Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:
 
- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
 
- Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.
 
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
 
- Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp.
 
Bước 4: Trả kết quả cho người dân
 
Thời hạn thực hiện được quy định như sau:
 
- Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.
 
- Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
 
Phí kiểm tra đất có tranh chấp
 
Phí kiểm tra thông tin đất có tranh chấp hay không hiện hay do các tỉnh, thành quy định nên mức thu có sự khác nhau. Dưới đây là mức thu của một số địa phương trong cả nước, cụ thể:
 
* Thành phố Hà Nội
 
Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định mức thu như sau:
 
- Đối với tổ chức là 300.000 đồng/hồ sơ/lần.
 
- Đối với hộ gia đình, cá nhân là 150.000 đồng/hồ sơ/lần.
 
Mức thu phí trên không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ tài liệu.
 
* Thành phố Hồ Chí Minh
 
Quyết định 52/2016/QĐ-UBND quy định mức thu là 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu.
 
Riêng hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng được miễn.
 
* Thành phố Đà Nẵng
 
Nghị quyết 52/2016/NQ-HĐND quy định mức thu như sau:
 
- Phục vụ khai thác thông tin đất đai dưới hình thức cấp bản sao hoặc cấp chứng thực lưu trữ sẽ thu 25.000 đồng/văn bản.
 
- Phục vụ khai thác thông tin đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin địa chính (10 thửa) sẽ thu 40.000 đồng/văn bản.
 
 
3. Hỏi những người dân xung quanh hoặc người sử dụng đất liền kề.
 
4. Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất có liên quan đến việc thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai hay không.
 
 
  •  936
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…